LUẬN A TỲ ĐÀM TỲ BÀ SA
QUYỂN 37
Chương 2: KIỀN-ĐỘ SỬ
Phẩm 4: MƯỜI MÔN, Phần 1
Hai mươi hai căn, mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, năm thủ ấm, sáu giới. Hai pháp, nghĩa là pháp sắc, pháp Vô sắc. Pháp có thể thấy, pháp không thể thấy. Pháp có đối, pháp không có đối. Pháp hữu lậu, pháp vô lậu. Pháp hữu vi, pháp vô vi.
Ba pháp: Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại; pháp thiện, bất thiện, vô ký.
Pháp lệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc. Pháp học, Vô học, phi học phi Vô học. Pháp kiến đạo dứt, tu đạo dứt, không có dứt.
Bốn pháp: Bốn đế, bốn thiền, bốn vô lượng, bốn định Vô sắc, tám giải thoát, tám thắng xứ, mười Nhất thiết xứ, tám trí, ba tam muội, ba kiết cho đến chín mươi tám sử.
Nhãn căn có bao nhiêu sử sai khiến, cho đến sử vô minh, chỗ dứt của tu đạo cõi Vô sắc, có bao nhiêu sử sai khiến.
Như chương nầy và giải thích nghĩa của chương, ở đây nên giải thích rộng Ưu-ba-đề-xá.
Hai mươi hai căn: Nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vị tri dục tri căn, tri căn, tri dĩ căn.
Hỏi: Vì sao Tôn giả kia lập hai mươi hai căn để soạn luận?
Đáp: Vì người biên chép kinh kia muốn như thế, ý như thế. Tùy ý muốn của người biên chép kinh mà soạn luận, cũng không trái với pháp tướng. Ý của người biên chép kinh kia muốn lập hai mươi hai căn để soạn luận. Tùy ý người biên chép kinh kia nên lập hai mươi hai căn.
Lại có thuyết nói: Ở đây không nên hỏi lý do Tôn giả kia lập ra
* Trang 947 *
hai mươi hai căn. Vì sao? Vì kinh Phật nói hai mươi hai căn. Kinh Phật là chỗ cội gốc để soạn luận nầy, nên Luận nầy cũng nói hai mươi hai căn. Tôn giả kia không thể đối với hai mươi hai căn bớt một căn, để nói hai mươi mốt căn, hoặc thêm một căn để nói hai mươi ba căn. Vì sao? Vì kinh Phật không thể thêm bớt, không bớt cái đáng thêm, không thêm cái đáng bớt. Như không thêm, không bớt, thì không nhiều, không ít, không ích, không tổn, vô lượng, vô biên cũng giống như thế. Vô lượng là nghĩa vô lượng. Vô biên là văn vô biên. Giống như biển cả là vô lượng, vô biên. Vô lượng: là sau Vô lượng, vô biên: là rộng vô biên. Kinh Phật cũng giống như thế. Trăm ngàn, vạn ức Na- do-tha Luận sư, như Tôn giả Xá-lợi-phất v.v... vì giải thích về nghĩa của hai câu kinh Phật, nên đã soạn trăm ngàn muôn luận, để giải thích tường tận về giác tánh, vẫn không thể biết về lượng, đạt được biên vực của hai câu kinh ấy.
Hỏi: Để riêng người soạn luận, vì sao kinh Phật nói hai mươi hai căn?
Đáp: Vì người được Phật hóa độ. Người được hóa độ, nghe nói pháp nầy thì được thêm lợi ích. Lại nữa, kinh nầy đều có nhân duyên lý do. Thế là thế nào?
Đáp: Bà-la-môn Sinh Văn đi đến chỗ Phật, thăm hỏi Đức Thế tôn rồi, ngồi sang một phía, rồi thưa rằng: Người nói các căn là nhiều, Sa- môn Cù-đàm nói có bao nhiêu căn? Phật bảo Bà-la-môn: Ta nói có hai mươi hai căn, là từ nhãn căn cho đến tri dĩ căn.
Như lai nói hai mươi hai căn, tức gồm nhiếp nghĩa của tất cả các căn. Bà-la-môn! Nếu có người nào nói về các căn mà Sa-môn Cù- đàm đã nói, ta có thể ngăn dứt. Lại nói các căn khác, thì chỉ có lời nói mà không có thật. Nếu trở lại hỏi, thì cũng không thể biết, trái lại còn sinh ngu, mê. Vì sao? Vì chẳng phải cảnh giới của họ, nên Bà-la-môn hỏi Phật. Nếu không nên hỏi rộng, thì về nhân duyên lý do của kinh nầy.
Bà-la-môn đến chỗ Phật, chỉ hỏi về hai mươi hai căn, không hỏi pháp trợ đạo, v.v..., duyên khởi, quả Sa-môn, chân đế, ấm, giới, nhập?
Đáp: Điều Bà-la-môn kia nghi ngờ, thì hỏi, không nghi thì không hỏi.
Lại nữa, Bà-la-môn nầy khéo có thể xoay xở hỏi thử, vì hỏi về nghĩa căn nên trải qua chín mươi sáu thứ ngoại đạo, vì muốn biết mỗi đạo đã nói bao nhiêu căn. Như Ni-kiền-tử nói một căn, là mạng căn. Cho nên ông ấy không uống nước lạnh, không cắt cỏ tươi. Vì sao? Vì họ cho là có mạng căn ở trong vật bên ngoài.
* Trang 948 *
Hỏi: Đối với vật ngoại, ngoại đạo chấp có căn nào?
Đáp: Hoặc có thuyết nói: Ngoại đạo chấp có ý căn.
Lại có thuyết nói: Chấp có mạng căn.
Lại có thuyết nói: Đối với vật ngoại, ngoại đạo chấp có ý căn, gọi là pháp có căn, chấp có mạng căn, gọi là pháp có mạng.
Hoặc có thuyết nói: Chấp hai căn, là nghiệp và ý.
Lại có thuyết nói: Nếu mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, đó gọi là căn Thánh tu. Như Ba-la-xa v.v... nói như thế.
Hỏi: Vì sao gọi là Ba-la-xa?
Đáp: Là tên của người kia. Không có vấn nạn về tên gọi. Vì sao? Vì tự có nghĩa bất như mà đặt tên.
Lại nữa, Ba-la-xa là họ của người ngoại đạo ấy. Như Bà-la-môn đều có họ riêng, có họ Câu-tha, có họ Bà-tha, có họ Xa-trí-la, có họ Bà-la-đọa. Họ Ba-la-xa cũng giống như thế.
Lại nữa, nếu người từ họ Sát-lợi, Bà-la-môn sinh, thì gọi là Ba- la- xa, cũng như từ lừa, ngựa sinh, thì là La.
Lời bình: Vì họ người nầy là Ba-la-xa, nên gọi là Ba-la-xa. Người ấy có đệ tử tên gọi là Ma-nạp-bà Ưu Đa La, đi đến chỗ Phật, thăm hỏi han Đức Thế tôn, rồi ngồi qua một phía.
Đức Thế tôn hỏi:
Thầy ông là Ba-la-xa có vì các đệ tử nói pháp tu tập các căn không?
Ma-nạp-bà đáp:
Thầy tôi có nói. Phật hỏi:
Nói thế nào? Ma Nạp đáp:
Nếu mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, thì đó gọi là căn Thánh tu.
Đức Thế tôn vấn nạn rằng:
Nếu mắt không thấy sắc, gọi là căn Thánh tu, thì người mù chính là người có căn Thánh tu.
Lúc ấy Tôn giả A-nan đứng phía sau hầu Phật, đang quạt Phật, lại vấn nạn Ma-nạp-bà:
Như lời ông vừa nói, thì người điếc chính là người Thánh tu căn.
Vì sao? Vì họ không nghe tiếng.
Hỏi: Như Tôn giả Xá-lợi-phất cùng trăm ngàn vạn ức Na-do-tha các đại Luận sư, chỉ một mình Phật cũng có thể vấn nạn về ý nghĩa và lời lập ra, khiến họ không thực hành. Vì sao Đức Thế tôn đã nêu vấn nạn thứ nhất, Tôn giả A-nan lại nêu vấn nạn thứ hai. Vì sao Đức Thế
* Trang 949 *
tôn không ngăn Tôn giả A-nan?
Đáp: Phật xét biết Tôn giả A-nan hiện có điều để hỏi. Lúc Phật hành đạo Bồ-tát, không hề cấm đoán người nào, ngay cả đệ tử mình, cũng không hề ngăn điều họ muốn hỏi.
Lại nữa, vì Phật biết điều Tôn giả A-nan nói, đồng với điều Phật đã nói không khác, không thêm, bớt. Vì không có thêm bớt, nên Phật không ngăn.
Lại nữa, nếu thầy và đệ tử đều có thể hàng phục kẻ khác thì đó gọi là khéo hàng phục.
Lại nữa, vì muốn cho ngoại đạo không còn lời nói khác nữa nên ngay khi Đức Thế tôn nêu vấn nạn thứ nhất, Tôn giả A-nan không nêu vấn nạn thứ hai, thì Phạm chí kia sẽ trở lại trong chúng hội của họ nói rằng: Mặc dù đã bị thầy của Tôn giả A-nan hàng phục, nhưng không bị đệ tử Phật hàng phục. Dù hàng phục được đệ tử, nhưng không hàng phục được thầy của chúng tôi.
Nếu Đức Thế tôn đặt ra vấn nạn thứ nhất, Tôn giả A-nan nếu lên vấn nạn thứ hai, tức là đã đập tan tâm kiêu mạn của ngoại đạo. Phạm chí kia nghĩ: Đệ tử còn có thể hàng phục được ta, huống chi là thầy.
Lại nữa, vì muốn thỏa mãn ý của Phạm chí kia, nên nói như thế. Phạm chí kia nghĩ: Sa-môn Cù-đàm là người tất cả lực sĩ không ai có thể khuất phục. Trong tất cả luận, không luận nào có thể đối đáp, là bậc tối thượng trong tất cả luận, các đại Luận sư, ngày xưa, không ai có khả năng khuất phục được Phật, huống chi là chúng ta. Nếu đệ tử của Phật cùng đàm luận qua lại với ta, về mặt lý thì có thể. Bất luận lúc nào, Đức Phật cũng thường muốn làm thỏa mãn ý của người được hóa độ, như họ đã nghĩ, rồi mới làm.
Lại nữa, Phật lấy Tôn giả A-nan làm người chứng minh cho nghĩa nầy. Các ngoại đạo kia đối với Tôn giả A-nan, sinh tâm kính tin. Thân tướng khôi của Tôn giả A-nan, đã biết tường tận về luận Nhân- Đà-Tỳ- Đà-La. Nên Đức Thế tôn muốn dùng Tôn giả A-nan làm nhân chứng cho nghĩa nầy, khiến ngoại đạo kia sinh tâm kính tin đối với nghĩa ấy.
Lại nữa, vì Phật muốn thị hiện việc không hề cấm đoán đệ tử nêu vấn nạn. Pháp của ngoại đạo không cho phép đệ tử nêu vấn nạn. Vì sao? Vì nếu cho phép đệ tử được nêu vấn nạn, thì có khi khiến thầy rơi vào thua kém. Nếu thầy thua kém đệ tử, thì sẽ mất các thứ lợi dưỡng. Như Tôn giả Xá-lợi-phất cùng hàng trăm ngàn vạn ức đại Luận sư lập ra vấn nạn, thì cũng không ai sánh bằng Phật, huống chi có thể hơn. Cho nên, pháp Phật không cấm đoán các đệ tử nêu vấn nạn.
* Trang 950 *
Lại nữa, vì nói lên việc dứt trừ pháp keo kiệt. Ngoại đạo sở dĩ không cho đệ tử nêu vấn nạn, vì họ nghĩ: Đôi khi có thể nhờ việc nầy, nên được nhiều lợi dưỡng. Đức Phật thì không như vậy. Nếu khiến cho tất cả người đời đều được nhiều lợi dưỡng, dù cho không bố thí cho Phật một mảy may nào, Như lai rốt thuộc cũng không nói điều khác với trước.
Lại nữa, vì muốn thể hiện trong việc khéo nói pháp, chỗ nên giải đều đầy đủ, đồng một kiến giảng không có khác nhau.
Trong pháp của ngoại đạo, thầy giảng nói khác, đệ tử nói khác với thầy, vì sự hiểu biết của thầy khác với những gì đệ tử đã hiểu.
Trong sự khéo nói pháp tức không có lỗi như thế. Như điều thầy đã giảng nói, đệ tử giảng nói cũng giống như vậy. Như điều thầy đã hiểu, đệ tử cũng hiểu. Về nghĩa câu văn, hoàn toàn không khác. Vì thế, nhằm chỗ khéo nói pháp đã nêu giảng đầy đủ, đồng một kiến giải không khác nhau, nên Đức Thế tôn đặt ra vấn nạn thứ nhất, Tôn giả A-nan nêu vấn nạn thứ hai, Do việc nầy, nên Phật không ngăn Tôn giả A-nan nêu vấn nạn.
Hỏi: Ngoại đạo đã tự nói rằng: Mắt không nhìn thấy sắc, tai không nghe tiếng, đó gọi là căn Thánh tu, Đức Thế tôn nêu vấn nạn như trên là thuận với thuyết của người khác, sao gọi là vấn nạn?
Đáp: Đức Phật nói như thế, gọi là vấn nạn lớn, phá bỏ thuyết của người khác, cũng gọi là nói chung về lỗi lầm của các ngoại đạo. Vì nếu mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng gọi là căn Thánh tu, thì các ông vì sao lại từ bỏ nhà ở, bỏ đồ trang sức tốt đẹp, tu hành phạm hạnh, chỉ có hại cho hai căn, thì đó là bậc Thánh hay sao? Cho nên, Phật nêu lên gọi là vấn nạn lớn, phá bỏ thuyết của người khác, cũng gọi là nói chung về lỗi lầm của các ngoại đạo.
Vệ Thế Sư lại nói năm căn: là Nhãn, Nhĩ, tỷ, Thiệt, Thân căn. Như phái tăng Khư lại nói mười một căn: là Năm giác căn, Năm việc căn. Năm Giác căn là: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân căn. Năm việc căn: là căn lời nói, căn tay, căn chân, căn đại tiện, căn tiểu tiện, thứ mười một là ý căn.
Hoặc có thuyết nói: Một trăm hai mươi căn: Hai nhãn căn, hai nhĩ căn, hai tỷ căn, thiệt căn, thân căn, ý căn, mạng căn, năm thọ căn, năm căn như tín căn, v.v...
Có hai mươi căn như thế v.v..., đường địa ngục có hai mươi, đường súc sinh có hai mươi, đường ngạ quỷ có hai mươi. Đường người có hai mươi. Cõi trời có hai mươi. Cõi A-tu-la có hai mươi.
* Trang 951 *
Lại có thuyết nói: Các ngoại đạo không nói một trăm hai mươi căn, họ có một trăm hai mươi chủ. Như chủ trời, chủ rồng, chủ A-tu-la, chủ người. Với thân thượng diệu như thế v.v..., trải qua một trăm hai mươi xứ, sau đó mới được Nhập Niết-bàn.
Bà-la-môn kia, nghe nói như thế, tâm chuyển sang nghi hoặc, không biết được căn nào là thật, vì nói một căn, hay vì nói cho đến một trăm hai mươi căn. Bà-la-môn kia nghe nói dòng họ Thích sinh Thái tử có ba mươi hai tướng của bậc đại nhân, để tự trang nghiêm thân, có tám mươi tướng tốt tùy hình, thân thuần sắc vàng ròng, vầng ánh sáng tròn vây quanh thân, chiếu xa một tầm, người ngắm nhìn không biết chán. Thái tử ấy đã xuất gia cầu đạo, được Nhất thiết tri kiến, có khả năng dứt trừ tất cả hoài nghi, được tất cả quyết định, bỏ hết tất cả bờ mé của vấn nạn! Vậy ta nên đến đó hỏi. Liền đến chỗ Phật, hỏi thăm Đức Thế tôn nói rộng như trên.
Bấy giờ, Bà-la-môn Sinh Văn bạch Phật: Sa-môn Cù-đàm nói các căn nhiều là có bao nhiêu căn?
Hỏi: Sao không nêu câu hỏi thế nầy: Chín mươi sáu thứ, trong mỗi đạo, nói có bao nhiêu căn?
Đáp: Dù Bà-la-môn kia là người hông minh, nhưng tánh ưa dua nịnh, ông ta nghĩ: Nếu ta nêu lên câu hỏi như thế thì Sa-môn Cù-đàm, sẽ chọn người giỏi để nói Phật bảo Bà-la-môn:
Có hai mươi hai căn. Nghĩa là nhãn căn cho đến Tri dĩ căn. Như lai nói các căn như thế v.v... là có thể gồm nhiếp tất cả nghĩa căn. Nầy ông Bà-la-môn! Nếu có người nói: Các căn theo Sa-môn Cù-đàm nói, tức Ta có thể ngăn dứt! Lại nói căn khác thì chỉ là lời nói, không có thật. Nếu hỏi ngược lại, họ cũng không thể biết, lại còn sinh khởi ngu si mê lầm. Vì sao? Vì chẳng phải cảnh giới của họ.
Hỏi: Vì sao lại nói rằng: Nếu có người nói cho đến nói rộng.
Đáp: Vì muốn ngăn người kia trước đó đã nghe. Hoặc nói một căn, cho đến nói một trăm hai mươi căn, đều chẳng phải như thật. Ta (Phật)dù có Nhất thiết tri kiến, cũng không thể với hai mươi hai căn, bớt đi một căn nói hai mươi mốt, hay thêm một căn nói hai mươi ba, huống chi là kẻ tuệ tà, trí nhỏ, kiến thức hẹp của ngoại đạo? Do việc nầy nên Bà-la-môn kia, đến chỗ Phật chỉ hỏi về các căn, không hỏi về ấm, giới, nhập, pháp trợ đạo, duyên khởi, quả Sa-môn, chân đế.
Hỏi: Hai mươi hai căn, danh có hai mươi hai,. còn thể thật có bao nhiêu?
Đáp: Phái A-tỳ-đàm nói rằng: Trong hai mươi hai căn, danh có
* Trang 952 *
hai mươi hai, thật thể có mười bảy. Người kia nói rằng: Năm căn không có tự thể riêng, đó là: Nam căn, nữ căn, vị tri dục tri căn, tri căn, tri dĩ căn.
Hỏi: Vì sao người Tỳ Đàm kia nói căn nam, căn nữ không có tự thể riêng?
Đáp: Vì người kia nói ngoài thân căn, không có tựu thể riêng của căn nam, căn nữ. Như nói: Căn nam là thế nào? Là phần ít của thân căn. Thế nào là căn nữ? Là phần ít của thân căn. Vì sao ba căn vô lậu, không có tự thể riêng?
Đáp: Ngoài chín căn, lại không có tự thể riêng của ba căn. Chín căn là: Ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, năm căn như tín căn v.v... Chín căn nầy có lúc gọi là vị tri dục tri căn, có khi gọi là tri căn. Có khi gọi là Tri dĩ căn. Lúc ở kiến đạo, gọi là vị tri dục tri căn. Khi ở Tu đạo gọi là tri căn. Lúc ở đạo Vô học, gọi là tri dĩ căn.
Lại nữa, ở trong thân của bậc Kiên tín, Kiên pháp, gọi là vị tri Dục tri căn. Ở trong thân của Tín giải thoát, Kiến đáo. Thân chứng gọi là Tri căn. Ở trong thân câu giải thoát của tuệ giải thoát, gọi là Tri Dĩ căn. Vì sao? Vì sự nhóm hợp của chín căn, gọi là vị tri Dục tri căn. Chín căn nhóm hợp gọi là Tri căn. Chín căn nhóm hợp gọi là Tri Dĩ căn.
Do việc nầy, nên nói ba căn vô lậu không có tự thể riêng. Vì thế nói căn, danh có hai mươi hai, thật thể có mười bảy.
Tôn giả Đàm Ma-đa-la nói rằng: Hai mươi hai căn, danh có hai mươi hai, thật thể có mười bốn. Trước kia đã nói năm căn không có tự thể riêng, nay lại nói ba căn cũng không có tự thể riêng, đó là: Mạng căn, Xả căn, Định căn.
Hỏi: Vì sao Tôn giả kia nói Mạng căn không có tự thể riêng?
Đáp: Vì Mạng căn là tâm bất tương ưng hành ấm.
Tôn giả kia nói tâm bất tương ưng hành ấm không có tự thể riêng, vì sao lại nói xả căn không có tự thể riêng?
Đáp: Vì Tôn giả kia nói ngoài khổ thọ, lạc thọ, lại không còn có xả thọ riêng. Các sở thọ hoặc khổ, hoặc lạc, hoặc bất khổ, bất lạc.
Thế nào là thọ?
Hỏi: Nếu vậy thì làm sao hiểu được kinh Phật? Kinh Phật nói: Có khổ thọ, lạc thọ, bất khổ bất lạc thọ?
Đáp: Vì kia nói: Lạc thọ, có lúc ở phần trên, có lúc ở phần dưới, đôi khi thông minh, đôi khi không thông minh, hoặc có lúc vắng lặng. Khổ thọ cũng thế.
Nếu lạc thọ ở phẩm trung, hạ thì khổ thọ ở phẩm trung, hạ. Lạc thọ
* Trang 953 *
ở phẩm trung không thông minh thì khổ thọ ở phẩm trung cũng không thông minh.
Lạc thọ ở phẩm trung vắng lặng, thì khổ thọ ở phẩm trung giống vắng lặng. Đó gọi là bất khổ, bất lạc thọ. Sự không quyết định nầy ở trong một phần, điều đó cũng như nghi ngờ không có quyết định.
Hỏi: Vì sao nói định căn không có tự thể riêng?
Đáp: Vì Tôn giả kia nói rằng: Ngoài tâm không có định căn riêng, như nói: thế nào là định căn?
Đáp: Là nhất tâm, cho nên, Tôn giả kia nói hai mươi hai căn, danh có hai mươi hai, thật thể có mười bốn.
Tôn giả Phật-đà-đề-bà đã nói rằng: Hai mươi hai căn, danh có hai mươi hai, thật thể chỉ có một, đó là ý căn. Thuyết kia nói pháp hữu vi tạo thành hai phần:
1. Phần bốn đại.
2. Phần tâm.
Ngoài bốn đại, không có sắc tạo riêng, ngoài tâm, không còn có số pháp riêng. Tôn giả kia nói rằng: Các sắc là sự khác nhau giữa bốn đại. Các căn không có sắc, là sự khác nhau của tâm.
Cho nên nói hai mươi hai căn, danh có hai mươi hai, thật thể chỉ có một đó là ý căn.
Lời bình: Như thuyết trước nói là tốt: Danh có hai mươi hai, thật thể có mười bảy.
Như danh, thể, danh giả, thể giả, danh khác với tướng, thể khác với tướng, danh phân biệt, thể phân biệt, biết danh, biết thể cũng giống như thế. Đây là thể của căn, cho đến nói rộng.
Đã nói thể tánh. Về lý do nay sẽ nói: Vì sao gọi là căn? Căn nghĩa là gì?
Đáp: Nghĩa oai thế là nghĩa căn. Nghĩa sáng tỏ là nghĩa căn. Nghĩa khác nhau là nghĩa căn. Nghĩa ưa thích xem là nghĩa căn. Nghĩa thù thắng là nghĩa căn. Nghĩa tối thượng là nghĩa căn. Nghĩa chủ là nghĩa căn.
Hỏi: Nếu nghĩa oai thế là nghĩa căn, thì tất cả pháp hữu vi đều xoay vần có oai thế. Pháp vô vi đối với pháp hữu vi cũng có oai thế. Cũng vậy, tất cả pháp hữu vi lẽ ra đều là căn. Vì sao chỉ Đức Phật lập riêng hai mươi hai pháp nầy làm căn?
Tôn giả Ba-xa nói: Phật, Thế tôn đã nhận biết một cách quyết định về pháp tướng, cũng biết về oai thế, công dụng của pháp tướng, người khác thì không biết. Nếu pháp nào có tướng căn thì lập căn, nếu pháp nào không có tướng căn thì không lập căn.
* Trang 954 *
Lại nữa, về duyên của oai thế, hoặc có duyên thuộc phẩm hạ, hoặc có duyên thuộc phẩm thượng, hoặc có khi bớt, hoặc có khi thêm. Nếu tăng là phẩm thượng thì lập căn. Nếu giảm là phẩm hạ, thì chẳng phải pháp của căn.
Lại nữa, dù pháp hữu vi, xoay vần có oai thế, pháp vô vi đối với pháp hữu vi cũng có oai thế, nhưng không bằng oai thế của hai mươi căn. Nghĩa vô minh, nghĩa không khác, nghĩa không hỷ quán, nghĩa vô thắng, nghĩa vô tối, nghĩa vô chủ. Như tất cả chúng sinh lần lượt có duyên oai thế. Hoặc có người hơn, như vua Diêm La đối với các chúng sinh địa ngục. Vua sư tử ở trong muôn thú, chủ thôn ở trong thôn, vua ở trong nước, Chuyển luân Thánh vương ở trong bốn thiên ha, Tự tại thiên vương đối với cõi Dục, Phạm thiên vương đối với ngàn thế giới. Phật đối với ba cõi.
Phật có oai thế như thế, vượt hơn tất cả chúng sinh. Như vậy, tất cả pháp hữu vi dù xoay vần có oai thế, pháp vô vi có oai thế đối với pháp hữu vi, nhưng không như oai thế của hai mươi hai căn có nghĩa sáng tỏ cho đến nghĩa chủ.
Do việc nầy, nên nghĩa oai thế, nghĩa sáng tỏ, cho đến nghĩa chủ là nghĩa căn.
Hỏi: Nếu nghĩa oai thế là nghĩa căn, thì ở chỗ nào có oai thế?
Đáp: Nhãn căn tạo ra duyên có oai thế vượt hơn đối với bốn xứ.
1. Tự trang nghiêm thân.
2. Gìn giữ tự thân.
3. Vì nhãn thức và làm chỗ nương dựa, tương ưng của nhãn thức.
4. Có thể một mình thấy sắc.
Tự trang nghiêm thân: Dù có đầy đủ tất cả chi thể của thân tinh diệu, nhưng nếu không có nhãn căn, thì không có oai thế,
Giữ gìn tự thân: Nhãn căn có thể thấy sắc tốt đẹp, sắc không tốt đẹp, hễ tốt đẹp thì theo, xấu xí thì lẫn tránh, khiến cho thân nầy trụ lâu.
Vì nhãn thức và làm chỗ nương dựa tương ưng của nhãn thức: Nhãn thức và pháp tương ưng dựa vào nhãn căn mà sinh.
Có tự thể riêng một mình thấy sắc. Nhãn căn có thể thấy sắc.
Hai mươi mốt căn còn lại thì không thể.
Nhĩ căn tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với bốn xứ:
1. Tự trang nghiêm thân.
2. Gìn giữ tự thân.
3. Vì nhĩ thức và làm nơi nương dựa cho pháp tương ưng của nhĩ
* Trang 955 *
thức
4. Riêng một mình có thể nghe tiếng.
Tự trang nghiêm thân: Mặc dù có đầy đủ tất cả chi thể của thân mầu nhiệm, nhưng nếu không có nhĩ căn, thì không có oai thế.
Gìn giữ tự thân: nhĩ căn có thể nghe tiếng tốt đẹp, tiếng không tốt đẹp. Tốt đẹp thì theo, xấu xa thì tránh, làm cho thân nầy tồn tại lâu.
Vì nhĩ thức và làm chỗ nương dựa cho pháp tương ưng của nhĩ thức.
Nhĩ thức và pháp tương ưng dựa vào nhĩ căn sinh.
Riêng một mình có thể nghe tiếng. Nhĩ căn có thể nghe tiếng. Hai mươi một căn còn lại thì không thể.
Lại có thuyết nói: Nhãn căn ủng hộ sinh thân, tạo ra duyên oai thế vượt hơn, như kệ nói:
Ví như người mắt sáng.
Thì tránh được đường hiểm
Đời có kẻ thông minh
Xa lìa được việc ác.
Nhĩ căn ủng hộ pháp thân tạo ra duyên oai thế vượt hơn, như kệ nói:
Học rộng biết được pháp
Học rộng hay xa lìa
Học rộng bỏ vô nghĩa
Học rộng đến Niết-bàn.
Lại có thuyết nói: Hai căn nầy đều cùng ủng hộ Sinh thân, Pháp thân, tạo ra duyên oai thế vượt hơn. Ủng hộ sinh thân: như trên đã nói. Ung hộ pháp thân: Nhãn căn gần Thiện tri thức, tạo ra duyên oai thế vượt hơn. Nhĩ căn nghe pháp từ thiện tri thức kia, có thể sinh ra chánh tư duy bên trong, như pháp tu hành.
Do việc ấy, nên kinh nói: Bà-la-môn Phạm Ma Du! Có hai căn không hư hoại, đó là nhãn căn, nhĩ căn.
Hỏi: Vì sao ở trong nhóm các căn, chỉ nói hai căn không hư hoại?
Đáp: Vì khi Phật xuất thế, hai căn nầy có thể đi vào pháp môn của Phật.
Lại nữa, do hai căn nầy nên có thể hiểu biết pháp Phật, như nói: Tỳ-kheo nên biết! Nếu không thể biết đúng như thật đối với tâm người thì phải dùng hai xứ để quán sát Như lai:
1. Dùng mắt quán sắc.
2. Dùng tai nghe tiếng.
* Trang 956 *
Các căn mũi, lưỡi, thân tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với bốn xứ:
1. Trang nghiêm tự thân.
2. Gìn giữ tự thân.
3. Có thể vì tỷ thức, thiệt thức, thân thức, và làm chỗ nương dựa cho pháp tương ưng.
4. Mũi chỉ có thể ngửi mùi hương, lưỡi chỉ có thể biết vị, thân chỉ có thể biết xúc chạm.
Trang nghiêm tự thân: Dù có đầy đủ tất cả chi thể của thân tinh diệu, nhưng nếu ba căn nầy không có một căn nào, thì sẽ không có oai thế.
Gìn giữ tự thân: nhờ ba căn nầy, nên có thể ăn đoàn thực (ăn vốc), khiến thân tồn tại lâu. Vì sao? Vì đoàn thực là hương, vị, xúc, nhập.
Vì ba thức và làm đối chỗ nương dựa cho pháp tương ưng của ba thức: Dựa vào ba căn nầy, có thể sinh ra ba thức.
Tỷ căn chỉ có thể ngửi mùi hương: Tỷ căn có thể ngửi mùi hương, hai mươi mốt căn còn lại thì không thể. Thiệt căn có thể biết riêng vị: Thiệt căn có tự thể riêng biết về vị. Hai mươi mốt căn còn lại thì không thể.
Thân căn chỉ có thể biết xúc: Thân căn chỉ có thể biết về xúc chạm, hai mươi một căn còn lại thì không thể.
Ý căn đối với hai xứ, tạo ra duyên oai thế vượt hơn:
1. Khiến cho hữu vị lai nối tiếp nhau.
2. Tự tại, khiến cho người khác thuận theo.
Khiến cho hữu vị lai nối tiếp nhau: Như nói: Phật bảo Tôn giả A- nan! Nếu thức không ở trong thân mẹ, thì danh sắc có trở thành Ca-la- la hay không?
Đáp: không.
Tự tại, khiến người khác thuận theo: Như nói: Tỳ-kheo nên biết! Tâm có thể đem thế gian đi, có thể sinh ra thế gian, nếu chỗ tâm sinh đều được tự tại.
Lại có thuyết nói: Ý căn tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với hai chỗ xuất ly phiền não.
Chỗ phiền não vượt hơn: Như nói: Vì tâm phiền não, nên chúng sinh phiền não Chỗ xuất ly vượt hơn: như nói: Vì tâm xuất ly, nên chúng sinh xuất ly.
Nam căn, nữ căn tạo duyên oai thế vượt hơn đối với hai xứ:
1. Chúng sinh khác.
* Trang 957 *
2. Chúng sinh phân biệt.
Người thời xưa, không có nam, nữ một chút tạo sắc sinh ra. Do phân biệt, nên có nam, nữ, với hình dáng rộng, dài khác, nhan sắc, ngôn ngữ, y phục, uống, ăn, đều có khác.
Lại có thuyết nói: Căn nam, nữ, tạo ra duyên oai thế đối với hai chỗ xuất ly của phiền não: Chỗ phiền nào vượt hơn: Vì không dùng dâm dục kết hợp, nên vượt hơn. Vì sao? Vì xứ nầy thích ứng như thế.
Không đáng sinh nghi. Nếu có căn nam, căn nữ, thì có thể thọ nhận giới ác, có thể dứt bỏ căn căn thiện, khiến trong thân nầy không có chủng tử thiện, có thể tạo ra năm nghiệp Vô gián.
Những việc như thế v.v... các loại Huỳnh môn, Ban-tra, không hình, hai hình không thể tạo tác.
Chỗ xuất ly vượt hơn: Nếu hai căn nầy không hư hoại, thì sẽ thọ giới đạt giải thoát, có thể sinh giới thiền, giới vô lậu, có thể lìa ái cõi Dục, ái ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, có thể sinh chủng tử Phật, và chủng tử Thanh văn, Bích-chi Phật.
Những việc như thế v.v... các loại Huỳnh môn, Ban-tra, không hình, hai hình, đều không thể làm được.
Mạng căn tạo ra duyên oai, thế vượt hơn, đối với hai chốn:
1. Nói có căn.
2. Khiến các căn không dứt.
Tùy sống trong thời gian bao lâu, nói là có căn. Chết rồi, nói là không có căn. Tùy thuộc sống trong thời gian bao lâu, các căn nối tiếp nhau. Chết rồi, các căn sẽ không nối tiếp nhau.
Lại có thuyết nói: Mạng căn tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với bốn chỗ:
1. Khiến cho sự sinh nầy nối tiếp nhau.
2. Ủng hộ sự sinh nầy.
3. Có thể gìn giữ sự sinh ấy.
4. Khiến cho sự sinh ấy không dứt.
Năm thọ căn, tạo ra duyên oai thế vượt hơn trong phần phiền não Chúng sinh do thọnên theo đuổi tìm kiếm khắp bốn phương. Đi trên đường đầy các thứ xích sắt, móc sắt giăng mắc. Trèo lên núi cao, lội xuống biển cả, có vô lượng tai nạn đáng sợ, đó là tai nạn sóng cuộn dồn dập, dòng nước chảy xiết. Tai nạn đi lạc vào thú Ma la, gió đen, gió xoáy. Tai nạn núi ẩn nấp trong nước. Tai nạn bị nước nhận chìm, bị nước xô giạt trên bãi cát, bị rơi vào trú xứ của rồng dữ, bị rơi vào nước La-sát.
* Trang 958 *
Những tai nạn như thế v.v... các thứ tìm kiếm, như thế đều là nhân của thọ.
Hỏi: Thọ vô lậu sao lại tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với phần phiền não?
Đáp: Vì thọ vô lậu đã dùng phương tiện ngay từ lúc mới sinh, tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với phần phiền não. Khi hành giả muốn sinh thọ vô lậu, cũng cần phải theo đuổi, tìm kiếm vật dụng, y phục, thức uống ăn để cấp dưỡng cho sự sống. Cho nên, cũng tạo ra duyên oai thế ở trong phần phiền não.
Lại có thuyết nói: Căn thọ đã tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với phần xuất ly của phiền não. Lạc thọ đã tạo duyên oai thế đối với phần phiền não: Như nói: Lạc thọ bị ái sai khiến.
Đã tạo ra duyên oai thế vượt hơn trong phần xuất ly: Như nói: Tâm an vui thì định. Khổ thọ làm duyên oai thế vượt hơn ở trong phần phiền não: Như nói: Sử giận dữ khiến khổ thọ. Khổ thọ đối với phần xuất ly tạo ra duyên oai thế thù thắng. Như nói: Nỗi khổ có thể sinh khởi niềm tin. Bất khổ, bất lạc thọ đã làm duyên oai thế vượt hơn ở trong phần phiền não: Như nói: Sử vô minh đã sai khiến bất khổ, bất lạc, thọ. Bất khổ, bất lạc thọ đã làm duyên oai thế vượt hơn ở trong phần xuất ly: Như nói: Dựa vào sáu xuất ly xả hành quán.
Năm căn như Tín căn, v.v... tạo ra duyên oai thế vượt hơn ở trong phần xuất ly: Như nói: Có niềm tin, là có thể gần người thiện. Cũng như kệ nói:
Tín thì qua dòng
Vượt biển buông lung
Tinh tiến, trừ khổ.
Tuệ đến bờ kia.
Lại như nói: Nếu đệ tử ta dùng tín làm chướng ngại, thì có thể gây trở ngại cho giặc bên ngoài bất thiện phải tu hành pháp thiện. Như Phật bảo Tôn giả A-nan: Tin tiến có thể sinh Bồ-đề. Nếu đệ tử ta đầy đủ thân tinh tiến, thì có thể từ bỏ pháp bất thiện, tu hành pháp thiện. Như nói: Niệm là pháp hiện cùng khắp. Nếu đệ tử của ta dùng niệm để giữ cửa, thì xả bỏ được pháp ác, tu hành pháp thiện. Như nói: Định là Thánh đạo, bất định là tà đạo. Tâm định được thanh tịnh, chẳng phải tâm bất định. Tâm định có thể biết rõ trạng thái sinh diệt của các ấm.
Nếu đệ tử ta có thể mang đầy đủ tràng hoa ba tam-muội, thì dứt bỏ pháp ác, tu hành pháp thiện. Như kệ nói:
Tuệ là trên thế gian.
* Trang 959 *
Thú hướng về chán lìa
Cũng biết được như thật,
Dứt hết khổ già chết.
Cũng nói tuệ là không có pháp nào trên trong tất cả pháp, cũng nói là anh em. Nên biết, các đệ tử ta dùng đao tuệ chặt phăng tất cả kiết, sử trói buộc và triền cấu uế. Lại nói: Nếu đệ tử ta củng cố đầy đủ tường thành trí tuệ, tất nhiên sẽ có thể trừ bỏ pháp ác, tu hành pháp thiện. Căn vị Tri dục tri, đối với pháp không hề thấy được thấy, tạo ra duyên oai thế vượt hơn.
Tri căn, tạo ra duyên oai thế trội hơi, đối với pháp đã từng thấy, có thể dứt trừ lỗi lầm.
Tri Dĩ căn tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với lỗi lầm tai hại đã dứt trừ, được hiện pháp lạc.
Các căn như thế v.v... đã tạo ra duyên oai thế vượt hơn đối với các pháp như vậy v.v...
Tôn giả Cù-sa Bạt-Ma đã nói rằng: Về nghĩa thật nên nói một căn, là ý căn. Vì sao? Vì ý căn có ba việc:
1. Ở trong.
2. Khắp tất cả mọi nơi.
3. Có thể có sở duyên.
Ở trong: Thuộc về nội nhập khắp tất cả mọi nơi: Từ địa ngục A- tỳ, trên đến cõi trời Hữu Đảnh có thể có sở duyên: Duyên tất cả pháp. Các căn khác không đủ ba việc: Các căn như Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, mặc dù thuộc về nội nhập, nhưng không hiện bày khắp tất cả mọi nơi, nên không thể có sở duyên.
Mạng căn, dù khắp tất cả mọi, nhưng cũng không thuộc về nội nhập, do đó, không thể có sở duyên. Trừ xả căn, các thọ căn còn lại, dù có thể có sở duyên, nhưng chẳng thuộc về nội nhập, không thể cùng khắp tất cả mọi nơi. Xả căn, năm căn như tín căn v.v... dù hiện bày khắp tất cả mọi nơi, có thể có sở duyên, nhưng chẳng thuộc về nội nhập.
Căn ba vô lậu không có tự thể riêng, vì các căn nhóm hợp lập thành ba căn nầy, như đã nói ở trên.
Hỏi: Nếu vậy thì các căn còn lại do việc nào được gọi là căn?
Đáp: Vì ý căn làm chỗ nương dựa, làm vật nương dựa, tạo ra phiền não, tạo ra xuất ly, và lĩnh vực xuất ly.
Căn nào làm chỗ nương dựa?
Đáp: Là các căn Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân.
Căn nào làm vật nương dựa?
* Trang 960 *
Đáp: Mạng căn.
Căn nào tạo ra phiền não?
Đáp: Các thọ căn.
Căn nào tạo ra xuất ly?
Năm căn như Tín căn v.v...
Cái gì làm chỗ xuất ly?
Đáp: Là kiến đạo, tu đạo và đạo Vô học.
Hỏi: Căn nam, căn nữ, vì việc gì được gọi là căn?
Đáp: Vì bốn việc sau:
1. Có thể có sở sinh.
2. Năng sinh dục lạc.
3. Chế ngự được phiền não.
4. Có thể làm thức nhiễm ô và pháp tương ưng làm chỗ nương
dựa.
Có thể có chỗ sinh: sinh ra thai sinh, Noãn sinh. Năng sinh khởi dục lạc: Người hành dục. Sinh khởi thú vui là người hành dục chỗ nầy sinh vui khắp trong thân. Như giữa hai đầu chân mày của bậc Thánh sinh ra sự an vui của bậc Thánh khắp trong thân. Năng sinh khởi dục lạc kia cũng giống như thế. Chế ngự phiền não: Dứt trừ phiền não trong chốc lát.
Có thể làm thức nhiễm ô và pháp tương ưng làm chỗ nương dựa: Nghĩa là nơi chỗ nương dựa khác sinh ra ba thứ thức: hoặc thiện, bất thiện, vô ký. Hai chỗ nương nầy chỉ sinh ra ái nhiễm ô, tương ưng, gần với thức.
Tôn giả tăng-già-bà-tu nói: Sáu căn như mạng căn v.v... là căn thật nghĩa. Sáu căn như mạng căn, v.v… là các căn nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, mạng. Vì sao? Vì sáu căn nầy là cội gốc của chúng sinh.
Hỏi: Nếu vậy thì số căn còn lại sẽ do việc nào mà được gọi là căn?
Đáp: Sáu căn nầy là cội rễ của chúng sinh.
Hỏi: Cội rễ lấy gì làm hạt giống?
Đáp: Lấy Thức làm hạt giống. Căn nào sai khiến phiền não kia?
Đáp: Đó là năm thọ căn. Căn nào khiến có thể xuất ly?
Đáp: Đó là năm căn như tín căn v.v... Lĩnh vực nào được xuất ly?
Đáp: Đó là kiến đạo, tu đạo, đạo Vô học.
* Trang 961 *
Do việc gì mà căn nam, căn nữ được gọi là căn?
Đáp: Chúng sinh cõi Dục lấy dục làm hạt giống cho sự gieo trồng. Từ đâu mà có? Đều từ căn nam, căn nữ.
Tôn giả Cù-sa nói: Tám căn như mạng căn v.v... là căn thật nghĩa. Tám căn như Mạng căn, v.v… là: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, căn nam, căn nữ và mạng căn. Vì sao? Vì tám căn nầy là phần cội gốc của chúng sinh.
Hỏi: Nếu vậy các căn còn lại, do việc gì mà được gọi là căn?
Đáp: Tám căn nầy là cội gốc của chúng sinh. Cội gốc lấy gì làm chủng tử? Lấy ý căn. Căn nào sai khiến phiền não? Đó là năm căn thọ. Căn nào khiến cho xuất ly? Đó là năm căn như Tín căn, v.v...(Tín, Tiến, Niệm, Định, tuệ). Lĩnh vực nào được xuất ly? Đó là kiến đạo, tu đạo, đạo Vô học.
Hỏi: Như vi trần của thân căn, từ chân đến đỉnh đầu, đều khắp, vì sao thân căn của xứ sở nầy được gọi là căn nam, căn nữ, mà chẳng phải xứ sở khác?
Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Vì xứ sở nầy, phân biệt là nam, là nữ.
Hỏi: Nếu vậy thì người hai hình, cũng gọi là nam, cũng gọi là nữ?
Đáp: Người hai hình nầy không gọi là nam, cũng không gọi là nữ.
Lại nữa, vì xứ sở nầy có thể sinh ra con người tăng trưởng, người vắng lặng. Người tăng trưởng: Như sáu vị giáo chủ ngoại đạo: Phú lan na v.v... Người vắng lặng như: Phật, Bích-chi Phật, Thanh văn.
Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Xứ sở nầy có thể sinh ra các vị tiên, có thể sinh ra Mâu-ni, có thể sinh ra người khéo điều phục! có thể sinh ra người khéo ở chung.
Đã nói chung về các căn. Về lý do có các căn, nay sẽ nói riêng từng căn:
Thế nào là nhãn căn? Đáp: Nếu mắt đã thấy sắc, đang thấy sắc, sẽ thấy sắc và mắt của phần còn lại kia, đã thấy sắc là mắt quá khứ, nay thấy sắc là mắt hiện tại, sẽ thấy sắc là mắt vị lai và mắt của phần còn lại kia, nói rộng như giới, xứ, cho đến ý căn, nói cũng giống như thế.
Căn nữ là thế nào?
Đáp: Là phần ít của thân căn.
Căn nam là thế nào?
Đáp: Là phần ít của thân căn.
Mạng căn là sao?
* Trang 962 *
Đáp: Là tuổi thọ trong ba cõi.
Lạc căn là sao?
Đáp: Nhân xúc sinh lạc thọ. Hoặc ở thân, hoặc ở tâm, cảm giác vui có thể nhận chịu, đó gọi là lạc căn.
Thế nào là khổ căn?
Đáp: Nhân xúc sinh khổ thọ: Cảm giác về khổ ở thân không thể chịu nổi, đó gọi là khổ căn.
Hỷ căn là thế nào?
Đáp: Nhân xúc sinh hỷ thọ, cảm giác vui mừng ở tâm, có thể chịu được, đó gọi là hỷ căn.
Ưu căn là sao?
Đáp: Nhân xúc sinh ưu thọ: Cảm giác lo lắng ở tâm, không thể chịu đựng, đó gọi là ưu căn. Xả căn là sao?
Đáp: Nhân xúc sinh bất khổ, bất lạc thọ: Hoặc ở thân, hoặc ở tâm, có cảm giác không khổ, không vui, chẳng thể chịu đựng được, chẳng phải không thể chịu đựng, đó gọi là xả căn.
Thế nào là Tín căn?
Đáp: Sinh niềm tin đối với các pháp thiện như xa lìa, vắng lặng. Nếu tin pháp thiện nầy thì tin có sự phân biệt ấy, thọ nhận việc của pháp thiện, nhận lấy tướng mạo của pháp thiện đó, với tâm tịnh như thế, được gọi là tín căn. Tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, nói rộng như Kinh nầy.
Thế nào là Vị tri dục tri căn?
Đáp: Không thấy người, không được quyết định về người, tuệ căn của tuệ học hiện có và người của Kiên pháp, Kiên tín nơi các căn còn lại, chưa thấy bốn đế, sẽ thấy bốn đế. Đó gọi là căn Vị tri dục tri.
Không thấy người: Là không thấy người kiến đế. Không được quyết định về người: Không được quyết định đối với các đế.
Tất cả tuệ học tuệ căn: Tức là nói tuệ căn, và Kiên tín, Kiên pháp của các căn khác. Chỗ dùng tám căn là chưa thấy bốn đế, sẽ thấy bốn đế tức là nói tám căn.
Chín căn như thế v.v... được nhóm hợp, gọi là vị tri dục tri căn.
Hỏi: Vì sao trong nhóm căn kia lại nói về tuệ căn còn các căn khác chỉ nói một phần?
Đáp: Vì tên gọi là vượt hơn, nghĩa vượt hơn, tức tuệ trong nhóm căn kia với tên gọi là đã vượt hơn thì nghĩa cũng vượt hơn.
Lại nữa, tuệ được mệnh danh là dẫn dắt trước. Như nói: Tỳ-kheo
* Trang 963 *
nên biết! Khi mỗi thứ pháp thiện sinh, tuệ luôn đi trước dẫn dắt. tuệ là tướng đi trước, kế là có hổ thẹn.
Lại nữa, đối với ba việc, tuệ được quyết định:
1. Đối với kiến, được quyết định.
2. Đối với duyên, được quyết định.
3. Đối với sự, được quyết định
Về pháp tương ưng kia chỉ đối với hai việc được quyết định là đối với duyên được quyết định và đối với sự được quyết định.
Không phải đối với kiến, được quyết định. Vì sao? Vì chẳng phải tánh kiến. Về pháp không tương ưng cũng có: chỉ được một quyết định, nghĩa là được quyết định về sự. Chẳng phải là kiến quyết định, vì chẳng phải tướng của kiến. Không phải là duyên quyết định, vì chẳng phải pháp của duyên.
Lại nữa, nếu khi dùng tuệ để chiếu kiến phiền não, thì phiền não không thể ở lâu! Như các chúng sinh sống trong hang, nếu khi người nhìn thấy, thì liền chúng quay vào hang. Phiền não kia cũng giống như thế.
Lại nữa, nếu trong thân ta có tuệ soi sáng, thì giặc phiền não không thể trộm, cướp. Cũng như trong nhà có đèn chiếu sáng, thì giặc không thể trộm, cướp. Tuệ chiếu soi phiền não kia cũng giống như thế.
Lại nữa, do tuệ có thể soi rọi vật bên ngoài của tất cả pháp, như sự chiếu sáng của mặt trời, mặt trăng đối với cỏ thuốc. Ngọc Ma-ni Cung của chư Thiên có thể soi rọi phần ít của một giới, một nhập, một ấm, một đời. Phần ít của một giới, nghĩa là cõi Sắc. Phần ít của một nhập, nghĩa là sắc nhập. Phần ít của một ấm, nghĩa là sắc ấm, phần ít của một đời, nghĩa là đời hiện tại. Còn tuệ có thể chiếu soi mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm, ba đời và pháp vô vi.
Lại nữa, người không có tuệ, thì bị ràng buộc, người có tuệ thì được giải thoát.
Lại nữa, thời Phật xuất thế, người vào pháp Phật, dùng tuệ để tự an vui pháp Phật, lấy sự hiểu biết làm thù thắng. Ví như người có mắt, có thể đi đến chỗ báu. Cũng thế, người có mắt tuệ, thì có thể đến chỗ báu của pháp Phật. Ví như người mù tuy có thể đến chỗ báu nhưng không thấy gì cả, người có tuệ ác đi vào chỗ báu của pháp Phật, cũng giống như thế.
Lại nữa, tuệ được gọi là viên tướng lãnh, cũng gọi là mắt, cũng gọi là đầu, cũng gọi là giác, cũng gọi là chi giác, cũng gọi là đạo, cũng gọi là chi đạo.
* Trang 964 *
Lại nữa, tuệ gọi là mắt các pháp trợ đạo khác gọi là mù. Như trong số những người mù, một người có mắt là viên tướng hướng đạo, khiến họ đi trên con đường tắt. tuệ dẫn đạo kia cũng giống như thế.
Lại nữa, tuệ là con dao cắt đứt các phiền não. Như nói: Chị em nên biết, Đệ tử bậc Thánh dùng dao trí tuệ để cắt đứt tất cả kiết sử trói buộc, các triền cấu uế.
Lại nữa, tuệ còn mang tên là “Đường như” (Ngôi nhà như). Tôn giả A-Ni-Lô-Đậu nói: Ta dựa vào giới, mà lập giới, bước lên ngôi nhà Trí tuệ vô thượng.
Lại nữa, tuệ có khả năng lập bày tướng riêng, tướng chung, nơi các nhóm có thể hiểu tướng riêng nơi pháp, có thể hiểu rõ tướng chung, của pháp có thể đập tan cái ngu của tự thể, có thể phá vỡ cái ngu trong duyên, để đạt được không điên đảo trong các pháp.
Lại nữa, tuệ là pháp được Chư Phật yêu kính, chư Phật không yêu kính màu da, dòng họ, của cải, sự giàu có của con người, mà chỉ yêu kính kẻ có tuệ.
Lại nữa, vì chư Phật do tuệ nên có sự khác nhau, chứ chẳng phải do sắc tộc, của cải giàu có v.v...
Do các việc như thế, nên tuệ, được nói lại, còn các căn khác chỉ nói một lần.
Thế nào là tri căn? Là người thấy, người quyết định. Tất cả học tuệ tuệ căn và các căn khác Tín giải thoát, Kiến đáo, Thân chứng.
Đã thấy bốn đế, lại thấy bốn đế. Đó gọi là Tri căn.
Người thấy: Thấy các đế. Người quyết định: Là quyết định đối với các đế, tất cả học tuệ tuệ căn hiện có: tức là nói về tuệ căn. Tín giải thoát, Kiến đáo, Thân chứng của các căn khác: là chỗ dùng tám căn: Thấy bốn đế, lại thấy bốn đế, tức nói về tám căn. Chín căn như thế v.v..., nhóm hợp lại, gọi là Tri căn.
Hỏi: Như người Vô học lại thấy bốn đế. Như từ pháp thối chuyển đến pháp nhớ nghĩ, pháp nhớ nghĩ đến pháp giúp, pháp giúp đến cùng trụ, Cùng trụ đến có thể tiến tới, có thể tiến tới đến Bất động, vì sao chỉ nói người Hữu học mà không nói người Vô học?
Đáp: Lẽ ra nói về người Vô học, mà không nói, nên biết thuyết nầy chưa trọn vẹn.
Lại nữa, nếu đã nói bắt đầu, nên biết sẽ nói về sau cùng. Nếu bắt đầu nói Hữu học, nên biết sau cùng sẽ nói về Vô học. Như bắt đầu, sau cùng, đầu tiên nhập, đã vượt qua, phương tiện, rốt ráo, nói cũng giống như thế.
* Trang 965 *
Lại nữa, dứt trừ kiết không hề dứt, được quả không hề được, nói là lại thấy. Vô học không dứt trừ kiết không hề dứt, vì không được quả không hề được, nên không gọi là lại thấy.
Lại nữa, nếu dứt trừ được phiền não không hề dứt, chứng được giải thoát không hề chứng, đó gọi là lại thấy.
Mặc dù người Vô học đã chứng được giải thoát không hề chứng, nhưng vì không dứt trừ phiền não không hề dứt, cho nên không nói.
Như dứt trừ phiền não đắc, chứng được giải thoát đắc, trừ lỗi lầm, tu công đức, bỏ cấu uế xấu ác, nhận lấy tinh diệu hơn hết diệt bỏ vô nghĩa, nhận lấy có nghĩa, dứt hết khát ái, thọ nhận an vui không có não hại, phải biết cũng giống như thế.
Lại nữa, dứt trừ vô tri không hề dứt, được trí không hề được. Đó gọi là lại thấy. Bậc Vô học dù được trí không hề được, nhưng không dứt trừ vô tri không hề dứt, nghĩa là vô tri nhiễm ô.
Do những việc như cho nên chỉ nói bậc Hữu học lại thấy đế, mà không nói bậc Vô học.
Thế nào là Tri dĩ căn?
Đáp: Nếu bậc Vô học A-la-hán dứt hết lậu, hiện có tuệ căn của tuệ, giải thoát câu giải thoát, với các căn đã sử dụng, có thể sinh hiện pháp lạc, đó gọi là Tri dĩ căn. A-la-hán dứt sạch lậu tất cả tuệ tuệ căn, thì gọi là tuệ giải thoát. A-la-hán câu giải thoát, các căn được dùng, có thể sinh ra hiện pháp lạctức là nói về tám căn.
Chín căn hợp lại như thế, v.v..., gọi là Tri dĩ căn
Hỏi: Người học cũng có an vui nơi hiện pháp, vì sao chỉ nói người Vô học?
Đáp: Lẽ ra phải nói. Như nói: Các vui hiện pháp của bậc Vô học, cũng nên nói: Các vui của hiện pháp của bậc Hữu học
Lại nữa, nếu nói sau cùng, nên biết cũng sẽ nói về khởi đầu. Nói rốt ráo nên biết cũng nói phương tiện. Nói đã vượt qua, nên biết cũng nói về mới nhập. Lại nữa, do danh là nghĩa vượt hơn, nên nghĩa cũng vượt hơn Nếu nói theo pháp, thì pháp Vô học vượt hơn pháp Hữu học, nói theo người thì người Vô học vượt hơn người Hữu học.
Lại nữa, tất cả niềm vui của người Vô học, không bị phiền não che lấp. Người Hữu học dù có niềm vui khinh an, nhưng vẫn còn bị phiền não che lấp.
Lại nữa, nếu khi thọ niềm vui khinh an, phóng khoáng rộng lớn, là nói các vui hiện pháp. Vì người Hữu học có chỗ tạo tác, nên khi thọ
* Trang 966 *
nhận niềm vui khinh an không rộng lớn bao la, do đó, không được gọi là hiện pháp lạc. Người Vô học không có chỗ tạo tác, vì thọ nhận nguồn vui rộng lớn, nên gọi là niềm vui hiện pháp. Ví như quốc vương khi chưa hàng phục hết giặc thù, mà đã vội hưởng hoan lạc, thì sự hoan lạc ấy sẽ không rộng lớn. Niềm vui của người Hữu học kia cũng giống như thế.
Lại nữa, nếu không có phiền não, thì ý, ngữ cũng viên mãn, các mâu ni (vắng lặng) là nói niềm vui nơi hiện pháp. Lại nữa, nếu thọ nhận hiện pháp lạc không thọ nhận thú vui sau, thì gọi là hiện pháp lạc. Người Hữu học vì thọ nhận niềm vui hiện pháp, cũng thọ nhận thú vui sau, nên không được gọi là hiện pháp lạc.
Do những việc như thế v.v..., nên thú vui khinh an của bậc Vô học, được gọi là hiện pháp lạc, niềm vui khinh an của người Hữu học, không được gọi là hiện pháp lạc.
Hỏi: Có A-la-hán có ba minh hay không? Nếu có, thì vì sao trong đây không nói? Nếu không có, thì kinh nầy, làm sao hiểu được? Như nói: Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Phật: Bạch Thế tôn! Năm trăm Tỳ-kheo nầy, có bao nhiêu vị có ba minh, bao nhiêu vị là câu giải thoát, bao nhiêu vị là tuệ giải thoát?
Hỏi: Tôn giả Xá-lợi-phất có biết việc nầy hay không? Nếu đã biết thì vì sao còn phải hỏi? Còn nếu không biết thì sao lại gọi là đã được Ba-la-mật của Thanh văn?
Đáp: Nên nói rằng: Tôn giả Xá-lợi-phất đã biết.
Hỏi: Nếu đã biết thì vì sao còn hỏi?
Đáp: Vì tự có biết mà cố ý hỏi. Như trong Tỳ-ni nói: Phật, Thế tôn biết mà vẫn cố hỏi.
Lại nữa, Tôn giả Xá-lợi-phất vì đem lại lợi ích cho người khác, nên hỏi: Mặc dù tự biết, nhưng trong chúng kia có người không biết, vì không có tính vô úy, nên không thể hỏi Phật. Tôn giả Xá-lợi-phất đã không có lỗi như thế. Vì muốn đem lại lợi ích cho người khác, nên mới hỏi.
hỏi. Lại nữa, vì muốn nói về tướng chung để có sự khác nhau, nên mới
Đức Phật vì năm trăm Tỳ-kheo nói pháp, sau khi nghe Phật nói xong, đều được quả A-la-hán, dứt bỏ hữu vị lai có thể biết được ý Phật. Chúng sinh nếu có thể chứng đắc quả A-la-hán, dứt trừ Hữu vị lai, thì gọi là bậc nhất biết ý của Phật. Tôn giả Xá-lợi-phất suy nghĩ: Các vị Tôn giả nầy tuy đều chứng đắc A-la-hán, dứt trừ thân đời sau, nhưng không biết phải siêng năng vận dụng phương tiện gì? Vì muốn nói về
* Trang 967 *
tướng chung như thế, sao cho dị biệt nên mới hỏi.
Lại nữa, Phật, Thế tôn thì muốn cho năm trăm Tỳ-kheo đều an trụ trong quả. Còn Tôn giả Xá-lợi-phất vì muốn cho đạo A-la-hán kia có sự khác nhau, nên mới hỏi.
Lại nữa, Phật, Thế tôn muốn cho năm trăm Tỳ-kheo cùng trụ trong giải thoát vô vi, còn Tôn giả Xá-lợi-phất vì muốn cho sự giải thoát hữu vi có sự khác nhau, nên mới thưa hỏi Phật.
Lại nữa, vì muốn biểu thị rõ kho báu công đức để cho đời được biết, nên mới hỏi. Ví như kho tàng châu báu bị chôn lấp trong đất mà đa số người không thấy.
Cũng thế, do đất thiểu dục, tri túc he lấp kho báu công đức, nên thế gian không ai biết.
Lại nữa, vì muốn cho thí chủ sinh tâm tin tưởng, nên mới hỏi. Có các Đàn việt, đã cung cấp cho chúng tăng các vật dụng cần thiết: như thức ăn uống, y phục v.v, suốt trong bốn tháng hạ. Vì muốn cho thí chủ được biết rõ về công hạnh bố thí nầy: Vật dụng mà các vị đã cúng dường, đã gặp được ruộng phước thanh tịnh v.v... như thế, cho nên mới hỏi.
Lại nữa, vì pháp của đệ tử tịnh hạnh của Tôn giả kia, pháp đệ tử là nên hỏi, thầy nên đáp.
Lại nữa, vì hiện bày việc phá bỏ tánh kiêu mạn, để cầu pháp sâu xa, nên mới thưa hỏi.
Lại nữa, vì phá trừ người có ít sự hiểu biết sinh tâm kiêu mạn không ưa hỏi, nên mới thưa hỏi Phật.
Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng: tất cả trí tuệ của ta, gồm mười sáu phần, chỗ hiểu biết của người đời chỉ có một phần, ta vẫn hỏi người khác, huống chi các ông chỉ có một chút tri kiến mà không hỏi hay sao?
Lại nữa, vì muốn thể hiện pháp nơi tự thân không có cấu uế, keo kiệt. Nếu người keo kiệt về pháp, khi thấy người khác hỏi, cũng còn không vui, huống chi là tự hỏi.
Lại nữa, vì muốn ngăn sự hủy báng, nên mới thưa hỏi. Các ngoại đạo, v.v... hủy báng rằng: Sa-môn Cù-đàm, ban đêm theo bên Ưu-ba- đề-xá, Câu Luật Đà để thọ lãnh pháp, ban ngày vì đệ tử giảng nói.
Nếu Tôn giả Xá-lợi-phất chắp tay, ở trong đại chúng thưa hỏi Phật, thì sự hủy báng của ngoại đạo kia sẽ chấm dứt ngay!
Lại nữa, đệ tử thuyết giảng pháp thiện, vì muốn có sự ấn chứng của Như lai nên mới hỏi. Ví như tất cả các thứ chiếu, biểu của Vương gia
* Trang 968 *
nếu không có dấu ấn của vua, thì mỗi lần đi qua các bến cảng, quan ải, nhà chức trách sẽ không tin dùng, nếu có dấu ấn của vua thì đều được tin dùng, cũng vậy, Pháp thiện do đệ tử của Phật giảng nói, nếu không được Như lai ấn chứng, thì đối với, bốn chúng sẽ không được tín thọ, nếu được Như lai ấn chứng thì di pháp sẽ được bốn chúng tin dùng.
Cho nên, với pháp thiện do đệ tử Phật giảng nói, vì muốn có sự ấn chứng của Như lai nên mới thưa hỏi?
Đáp: Nên nói rằng: Có A-la-hán ba minh.
Hỏi: Vì sao ở đây không nói?
Đáp: Văn ấy nên nói: Nếu là A-la-hán tuệ giải thoát, câu giải thoát là A-la-hán có ba minh, đều có thể sinh khởi hiện pháp lạc.
Lại nữa, đã nói ở trước trong phần nghĩa ở trước, A-la-hán có ba minh, hoặc là tuệ giải thoát, hoặc là câu giải thoát. Nếu nói về tuệ giải thoát nên biết là đã nói về tuệ giải thoát có ba minh. Nếu nói về Câu giải thoát, nên biết là đã nói về Câu giải thoát. Có ba minh: Xưa có hai Luận sư:
1. Thời-Bà-La.
2. Cù-sa Bạt-Ma.
Tôn giả Thời-Bà-La thì ca ngợi thiên về tuệ, còn Tôn giả Cù-sa lại khen nghiêng về diệt Định.
Tôn giả Thời- Bà- La nói rằng: Tuệ vượt hơn Định diệt. Vì sao? Vì tuệ có thể tạo nên sở duyên, còn Định diệt thì không có sở duyên.
Tôn giả Cù-sa Bạt Ma nói: Định diệt vượt hơn tuệ. Vì sao? Vì Định diệt chỉ bậc Thánh mới có, còn tuệ thì Thánh, phàm đều có.
Người ca ngợi tuệ nói: Nếu có ba minh mà không có tám giải thoát thì đó gọi là ba minh. Nếu có ba minh và tám giải thoát, thì cũng gọi là ba minh. Có tám giải thoát mà không có ba minh, thì gọi là Câu giải thoát. Nếu có một minh, hai minh, thì gọi là tuệ giải thoát. Vì sao? Vì tuệ vượt hơn Định diệt.
Nếu người ca ngợi Định diệt thì nói rằng: Nếu có tám giải thoát mà không có ba minh, thì đó gọi là Câu giải thoát. Nếu có tám giải thoát và có ba minh thì cũng gọi là Câu giải thoát. Nếu có ba minh mà không có tám giải thoát, thì đó gọi là ba minh.
Nếu có một minh, hai minh, thì gọi là tuệ giải thoát. Vì sao? Vì Định diệt vượt hơn tuệ.
Hai thuyết nầy đều hoài công, vì đều vô ích về văn, vô ích về nghĩa. Ba minh có khi được Định diệt có khi không được định diệt. Nếu được thì gọi là ba minh Câu giải thoát. Nếu không được, thì gọi là ba
* Trang 969 *
minh tuệ giải thoát. Nay sẽ nói lại về Vị tri dục tri căn, Tri căn, Tri dĩ căn: Vì sao gọi là vị tri dục tri căn?
Đáp: Pháp nào chưa biết, sẽ biết, chưa quyết định sẽ quyết định, chưa dứt trừ sẽ dứt trừ, do đó gọi là vị tri Dục tri căn.
Hỏi: Nếu chưa biết sẽ biết, chưa quyết định sẽ quyết định, chưa dứt trừ sẽ dứt trừ, gọi là vị tri dục tri căn. Thì khi khổ pháp nhẫn sinh, quán sát các khổ của năm ấm cõi Dục được quyết định, sau sinh Khổ pháp trí, cũng quán sát khổ năm ấm cõi Dục được quyết định. Lúc nầy, được gọi là biết khổ rồi, lại biết khổ nữa. Vì sao gọi là vị tri dục tri căn, mà không gọi là tri căn?
Đáp: Vì khổ pháp nhẫn mới bắt đầu quán khổ của năm ấm cõi Dục, không gọi là dĩ tri (đã biết), do khổ pháp nhẫn được gọi là mới biết.
Lại nữa, vì khổ pháp nhẫn quán năm ấm cõi Dục quyết định là khổ, nên không gọi là trí. Khổ pháp trí được biết, vì trí là quyết định, không do nhẫn.
Lại nữa, nếu về sau, lại bất sinh ra đạo chưa biết, muốn biết, không bị giác chưa biết muốn biết che lấp, không do địa trên đắm nhiễm địa dưới, địa dưới không được tự tại, gọi là Tri căn. Vì trái với Tri căn nầy, nên gọi là vị tri dục tri căn.
Vì sao gọi là Tri căn?
Đáp: Là chưa biết rồi biết, chưa quyết định rồi quyết định, chưa dứt trừ thì dứt trừ.
Hỏi: Nếu chưa biết rồi biết, chưa quyết định rồi quyết định, chưa dứt trừ rồi dứt trừ mà gọi là Tri căn, thì Đạo tỷ nhẫn hiện ở trước, trừ tự thể và pháp tương ưng cùng có, phần tỷ trí khác đều được quyết định. Về sau, sinh Đạo tỷ trí, đối với pháp tương ưng cùng có kia, mới được quyết định, gọi là Tri căn.
Vì sao không gọi là vị tri dục tri căn?
Đáp: Vì pháp sư nước ngoài nói: Sát-na của đạo tỷ trí đầu tiên thuộc tâm thứ mười sáu được gọi là kiến đạo.
Hỏi: Trong đây không nói về thuyết ấy, mà nói mười lăm tâm là kiến đạo?
Tôn giả tăng-già-bà-tu nói rằng: Đạo tỷ Nhẫn hiện ở trước, vị lai sẽ có người tu vô lượng Đạo tỷ Nhẫn. Người tu vị lai ấy, có thể đối với pháp tương ưng cùng có với sát-na của Đạo tỷ nhẫn hiện tại được quyết định.
* Trang 970 *
Không nên nói rằng. Vì sao? Vì đạo Vị lai không duyên với có chỗ tạo tác.
Hỏi: Nếu thế thì nghĩa ấy ra sao?
Đáp: Vì theo phần nhiều: Người được quyết định thì nhiều, kẻ chưa được quyết định thì ít. Đã được quyết định cũng như đại địa, chưa được quyết định như một nắm đất, Núi Tu-di so với hạt cải, biển cả so với một giọt nước, dụ con muỗi trong hư không cũng giống như thế.
Lại nữa, địa kia, về sau lại không có đạo chưa biết muốn biết, lại không bị Giác của chưa biết muốn biết che lấp, không do địa trên đắm nhiễm địa dưới, không có chẳng được tự tại, cho nên không gọi là vị tri dục tri căn.
Vì sao gọi là Tri dĩ căn?
Đáp: Biết rồi, không còn biết. Quyết định rồi không còn quyết định, dứt trừ rồi không còn dứt trừ, đó gọi là Tri dĩ căn.
Hỏi: Nếu biết rồi không còn biết, quyết định rồi không còn quyết định, dứt trừ rồi, không còn dứt trừ, được gọi là Tri dĩ căn, thì vì sao ở trong ba pháp biết rồi, được riêng gọi là Phật?
Đáp: Khi Phật mới thành đạo, đã giác ngộ tất cả pháp, tạo ra pháp quán tướng riêng, chứ chẳng phải quán tướng chung. Thanh văn, Bích- chi Phật lúc mới thành tựu đạo, giác ngộ tất cả pháp, tạo pháp quán tướng chung, chẳng phải quán tướng riêng.
Lại nữa, nếu trí tự biết, biết khắp, biết quyết định, thì đó gọi là Phật. Trí của Bích-chi Phật tuy tự biết, nhưng chẳng phải biết khắp, biết một cách quyết định. Trí Thanh văn không được gọi là tự biết, vì chẳng phải biết khắp, chẳng phải biết một cách quyết định.
Lại nữa, nếu dùng duyên tự giác ngộ đối với Nhất thiết chủng, vì duyên với tự giác thì gọi là Phật. Bích-chi Phật dù duyên với tự giác, nhưng không đối với nhất thiết chủng. Thanh văn thì không dùng duyên tự giác đối với nhất thiết chủng.
Lại nữa, nếu Trí hiện bày khắp nơi sự nhận biết giác ngộ hiện bày biết khắp đối tượng giác ngộ, hành hiện hữu khắp nơi sở duyên, căn khắp nghĩa căn, cảnh giới hiện hữu khắp cảnh giới, thì đó gọi là Phật. Thanh văn, Bích-chi Phật thì không như thế.
Lại nữa, nếu đối tượng nghe không như gánh nặng, thì gọi là Phật, Thanh văn, Bích-chi Phật thì không như thế.
Lại nữa, tập khí không nên thực hành, nơi thân nầy đã dứt hẳn trừ, đó gọi là Phật. Thanh văn, Bích-chi Phật thì không như thế.
Lại nữa, đối với sông mười hai nhân duyên rất sâu có thể xuống
* Trang 971 *
tận đáy thì đó gọi là Phật. Thanh văn, Bích-chi Phật thì không như thế.
Như ba con thú lội qua sông: Thỏ, ngựa, voi. Thỏ chạy nhảy lăng xăng rồi mới lội qua, ngựa hoặc lặn sát đáy sông, hoặc không mà lội qua. Hương tượng lúc nào chân cũng đạp sát đáy sông tận đáy mà lội qua. Như thỏ lội qua sông, Thanh văn lội qua sông nhân duyên cũng giống như thế. Như ngựa lội qua sông, Bích-chi Phật lội qua sông nhân duyên, cũng giống như thế. Như Hương tượng lội qua sông, Phật lội qua sông nhân duyên cũng giống như vậy.
Lại nữa, nếu dứt hẳn hai thứ vô tri là Nhiễm ô, không nhiễm ô, đó gọi là Phật. Thanh văn, Bích-chi Phật dù dứt bỏ vô tri nhiễm ô, nhưng chẳng thể dứt trừ vô tri không nhiễm ô.
Lại nữa, nếu dứt hẳn trừ hai thứ nghi: Nghi người là khúc cây và nghi tánh của Sử, đó gọi là Phật. Thanh văn, Bích-chi Phật tuy dứt trừ nghi thứ hai, nhưng không dứt trừ nghi thứ nhất.
Lại nữa, khi Phật chứng được tận trí, đối với hai chướng, tâm được giải thoát, nghĩa là phiền não chướng, giải thoát chướng. Đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu chỗ nương dựa, chỗ nương dựa được đầy đủ, đó gọi là Phật. Lại nữa, nếu năng y, sở y đầy đủ thì đó gọi là Phật. Hoặc có người, chỗ nương dựa đầy đủ, năng nương dựa, không đầy đủ, như Chuyển luân Thánh vương, hoặc năng nương dựa đầy đủ, đối tựợng nương dựa không đầy đủ, như Bích-chi Phật. Phật, Thế tôn, thì cả hai năng nương dựa, chỗ nương dựa, đều đầy đủ. Như chỗ nương dựa, chỗ nương dựa, vật trong đồ đựng, đồ đựng, nên biết cũng giống như thế.
Lại nữa, nếu đầy đủ ba việc, thì gọi là Phật:
1. Sắc.
2. Dòng họ.
3. Ngôn ngữ.
Lại nữa, nếu ba việc đầy đủ, thì gọi là Phật:
1. Thệ nguyện đầy đủ,
2. Công quả đầy đủ,
3. Chỗ thưa hỏi đầy đủ.
Lại nữa, nếu có ba pháp không hộ trì, có ba Niệm xứ không chung, thì gọi là Phật.
Lại nữa, nếu lời nói không có hai, có và không đều nói chỗ nói không có lỗi lầm, đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu khéo nhận biết về nhân, khéo nhận biết về thời gian, khéo nhận biết về hình tướng, khéo nhận biết về việc vì người khác
* Trang 972 *
giảng nói pháp, đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu có bốn thứ trí:
1. Trí vô úy.
2. Trí không chấp trước.
3. Trí không có thiếu sót, sai lầm.
4. Trí không lui sụt.
Đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu biết các thứ nhân, biết các thứ quả, biết các thứ tánh, biết các thứ pháp đối trị, đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu đối với tám pháp thế gian, được giải thoát, đức của người đó không ai có thể sánh cùng, có thể cứu hộ tất cả mọi thứ ách nạn, đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu được mười tám pháp bất cộng, mười lực, bốn vô sở úy, đại bi, ba niệm xứ bất cộng, thì đó gọi là Phật.
Lại nữa, nếu tâm đại bi sâu xa, vi tế, cùng khắp tất cả mọi nơi, đối với tất cả chúng sinh, không có tâm oán ghét. Sâu xa, nghĩa là chứa nhóm công đức từ ba A-tăng-kỳ kiếp. Vi tế: Cứu giúp ba khổ của chúng sinh. Khắp tất cả mọi nơi: Duyên nơi chúng sinh ba cõi. Đối với tất cả chúng sinh không có oán ghét: Nghĩa là đối với kẻ oán người thân đều bình đẳng không khác. Vì những sự như thế v.v... ở trong ba pháp đã biết, nói riêng là Phật.
Hỏi: Vì sao mắt, tai, mũi, lưỡi, thân trong sắc ấm, được lập là căn? Còn sắc, thanh, hương, vị, xúc không lập là căn?
Đáp: Vì không có tướng căn nên không lập căn. Lại nữa, nếu là nội nhập thì lập căn. Ngoại nhập nên không lập căn. Lại nữa, nếu làm chỗ nương dựa thì lập căn. Nếu làm sở duyên, thì không lập căn.
Lại nữa, nếu là số chúng sinh, thì được lập là căn. Nếu hoặc là đúng, hoặc là sai, thì không lập là căn.
Lại nữa, nếu ở trong tự thân, thì lập căn. Nếu không nhất định thì không lập căn.
Lại nữa, nếu là chỗ dùng của mình, thì lập là căn, không nhất định thì không lập căn.
Lại nữa, không chung thì lập căn, chung thì không lập căn.
Hỏi: Lạc thọ trong thọ ấm, được lập hai căn, khổ thọ lập hai căn, vì sao bất khổ bất lạc thọ lại chỉ lập một căn?
* Trang 973 *
Đáp: Lẽ ra nói là hai căn mà không nói, nên biết, thuyết nầy chưa trọn vẹn.
Lại nữa, vì muốn biểu hiện đủ các thứ thuyết, đủ các thứ văn, cho đến nói rộng.
Lại nữa, vì muốn biểu hiện hai môn, hai đường, cho đến nói rộng Lại nữa, lạc thọ, hoặc có người thông minh, hoặc có người không thông minh. Hoặc có người nóng nảy, hoặc có kẻ không nóng vội. Khổ thọ cũng thế.
Trong lạc thọ, nếu người không thông minh, không nóng vội, thì lập Lạc căn. Nếu người thông minh nóng vội, thì lập Hỷ căn, khổ thọ cũng thế. Bất khổ bất lạc thọ, không thông minh, không nóng vội nên lập một căn.
Lại nữa, lạc thọ, chỗ tác động của lạc căn khác, chỗ tác động của hỷ căn khác, khổ thọ cũng thế. Chỗ tác động của bất khổ, bất lạc thọ thì không khác.
Lại nữa, vì là pháp tương đối, nên lạc thọ đối với khổ thọ, khổ thọ đối lạc thọ. Bất khổ bất lạc thọ, vì không có tương đối nên lập một căn.
Hỏi: Vì sao tưởng ấm không được lập căn?
Đáp: Vì không lập căn ở pháp nhiều.
Hỏi: Vì sao chỉ hỏi về tưởng?
Sở dĩ chỉ hỏi về tưởng, vì sắc ấm, hành ấm phần ít thì lập căn, phần ít không lập căn. Thọ ấm, thức ấm đều lập căn, tưởng ấm thì đều không lập căn, phần ít của không lập căn. Cho nên hỏi về Tưởng ấm. Vì sao không lập căn?
Đáp: Vì không có tướng căn, nên không lập căn.
Lại nữa, căn là do sức của mình, công dụng của mình mà lập. Còn tưởng là do sức của người, công dụng của người, nên không lập. Như người làm thuê, người khác có bảo thì làm, không bảo thì không làm. Nếu thọ có sự nhận biết, tư có đối tượng tư duy, thức có chỗ nhận thức thì sau đó, tưởng mới có sở nghĩ tưởng.
Lại nữa, vì bị cái khác che lấp nên tưởng thiện bị tuệ che lấp. Như người tưởng nhớ không quên, thế gian nói người nầy là người trí tuệ. Tưởng bất thiện bị sự điên đảo che lấp, như vô thường tưởng thường là điên đảo.
Tôn giả Hòa-tu-mật nói: Vì sao tưởng không được lập là căn?
Đáp: Vì nghĩa oai thế là nghĩa căn, oai thế của tưởng ít.
Hỏi: Tưởng cũng có oai thế. Như nói: Tất cả pháp hữu vì đều xoay
* Trang 974 *
vần có oai thế. Pháp vô vi đối với pháp hữu vi cũng có oai thế.
Lại nữa, căn có thể dứt trừ phiền não, còn tướng thì không thể dứt trừ.
Hỏi: Tướng cũng có thể dứt trừ phiền não, như nói: Tỳ-kheo tu hành rộng khắp tưởng vô thường dứt trừ tất cả ái cõi dục, ái ở cõi Sắc, cõi Vô sắc.
Tôn giả Phật-đà-đề-bà nói: Tưởng nhận lấy tưởng phân biệt. Thể của sự phân biệt chỉ nhận lấy tưởng, trừ cảnh giới, hành của số pháp đã tưởng, sau đó, nhận lấy tưởng để phân biệt.
Hỏi: Vì sao phiền não không được lập căn?
Đáp: Vì phiền não không có tướng căn, nên không lập căn. Lại nữa, nghĩa oai thế là nghĩa căn. Vì oai thế của phiền não ít, nên không được lập căn.
Hỏi: Phiền não có thể chìm đắm trong sinh tử, xa lìa Niết-bàn, làm hoại các pháp thiện, sao lại nói phiền não có ít oai thế?
Đáp: Vì phiền não là pháp thấp kém đáng quở trách, nên nói là ít oai thế.
Hỏi: Nếu vậy thì vì sao thọ nhiễm ô lại được lập là căn?
Đáp: Thọ có oai thế đối với phiền não, còn oai thế của phiền não ít, giống như lính giữ ngục, dù chỗ ở thấp, nhưng cũng qua lại, giao tiếp với người sang trọng. Các lính ngục giữ cửa, dù đã gây khổ bức đối với nhiều người, nhưng không có oai thế, cũng không được giao tiếp qua lại với người cao sang quý. Phiền não kia cũng giống như thế.
Tôn giả tăng-già-bà-tu nói: Nếu pháp có dục, trong thân vô dục có thể được, nên lập là căn. Vì phiền não chỉ có trong thân dục có thể được, nên không lập căn.
Nếu nói như thế, thì ưu căn, tri dĩ căn sẽ không như thế. Vì sao? Vì ưu căn chỉ có trong thân người cõi Dục có thể được. Tri dĩ căn chỉ ở trong thân của người không dục, có thể được. Cho nên, như thuyết trước đã nói là tốt.
Hỏi: Vì sao thọ là thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn một, được lập căn. tuệ chỉ là thiện, lập căn, còn phần nhiễm ô, vô ký không ẩn một thì không lập căn?
Đáp: Thọ, có thế, dụng vượt hơn trong phần phiền não nên thiện, nhiễm ô, vô ký không ẩn một đều lập căn. tuệ có thế dụng vượt hơn ở trong pháp xuất ly. Tuệ thiện có thể tăng ích cho pháp xuất ly, tuệ nhiễm ô có thể dứt bỏ pháp xuất ly. tuệ vô ký không ẩn một thì không có chỗ tăng ích đối với pháp xuất ly.
* Trang 975 *
Hỏi: Đều là hành ấm bất tương ưng. Mạng căn được lập căn. Vì sao chỗ thọ thân lại không được lập căn?
Đáp: Vì không có tướng căn, nên không lập là căn.
Lại nữa, mạng căn là báo, tất cả báo đều sinh ra từ nghiệp, do đấy mạng căn được lập căn. Chỗ thọ thân không nhất định, hoặc có khi là y, hoặc có lúc là báo, cho nên không lập là căn.
Hỏi: Nghĩa hơn hết là nghĩa căn. Niết-bàn Diệt tận là hơn trong tất cả pháp hữu vi, vô vi, vì sao không lập căn?
Đáp: Đây là chỗ cùng tận rốt ráo của căn, nên không lập căn. Ví như chỗ rốt ráo cùng tận của bình, áo, không gọi là bình, áo.
Lại nữa, nếu pháp chuyển vận ở đời, có thể nhận lấy quả, có thể có chỗ tạo tác, có thể biết cảnh giới, nên được lập căn. Vì Niết-bàn diệt tận trái với pháp nầy, nên không lập căn. Lại nữa nếu pháp là sanh diệt có nhân thì tướng hữu vi được lặp căn, Niết-bàn diệt tận trái với ở đây nên không lập căn.
Lại nữa, căn thuộc về nhân, thuộc về duyên, thực về sở tác, cho nên lập căn. Vì Niết-bàn diệt tận trái với pháp nầy, nên không lập căn.
Lại nữa, nếu pháp là năng sinh sở sinh, là chỗ già của già, là chỗ tan hoại của hoại thì lập là căn. Niết-bàn diệt tận thì không như vậy.
Lại nữa, căn ở nơi ấm, rơi vào thế gian, nối tiếp với khổ, có tướng trước, sau có tướng thượng, trung, hạ, nên lập là căn. Niết-bàn thì không như thế.
Lại nữa, nói sự vượt hơn hết, là vượt hơn đối với pháp hữu vi, nên lập căn. Vì Niết-bàn là pháp vượt hơn hết trong các pháp hữu vi, vô vi, nên không lập căn.
?????
* Trang 976 *