CHƯƠNG MỘT
QUỐC ĐỘ PHẬT1
Tôi nghe như vậy.
Một thời, Phật ở trong vườn Am-la2 trong thành Tỳ-da-ly3 cùng với đại chúng gồm tám ngàn Tỳ-
__________________
1 Lth. & Ckh.: Phật quốc phẩm đệ nhất 佛國品第一. Htr.: Tự phẩm đệ nhất 序品第一 . VKN: buddha-kṣetrapariśuddhinidāna-parivarta (phẩm “Nhân duyên thanh tịnh quốc độ Phật”).
2 Am-la thọ viên 菴羅樹園. Htr.: Am-la-vệ lâm 菴羅衛林. Ckh.: Nại thị thọ viên 奈氏樹園. Skt. Āmrapālī-vana.
3 Tì-da-ly 毘耶離. Ckh.: Duy-da-li 維耶離. Htr.: Quảng nghiêm thành 廣嚴城. Skt. Vaiśālī (Pali: Vesāli) thủ phủ của bộ tộc Licchavi. Huyền Trang, Đại Đường Tây vực ký, q.7 (T.2087, tr. 908a28ff): “Vệ-xa-ly 吠舍釐… từ cung thành đi về phía tây bắc năm, sáu dặm có một ngôi tăng-già-lam… đông bắc già-lam ba dặm có một ngôi tháp. Đó là nền nhà cũ của Tỳ-ma-la-cật 毘摩羅詰 (Vimalakīrti: Vô Cấu Xưng), có nhiều linh dị. Cách đó không xa, có một miếu thần, hình trạng như đống gạch. Truyền thuyết gọi là Đá dồn (Tích thạch), là chỗ trưởng giả Vô Cấu Xưng hiện bệnh, thuyết pháp. Cách đó không xa, có một ngôi tháp, là nhà cũ của trưởng giả Bảo Tích. Cách đó không xa có một ngôi tháp, là nhà cũ của Yêm-một-la nữ 菴 沒羅女
* Trang 55 *
kheo,4 ba mươi hai ngàn Bồ-tát, là những vị được mọi người biết đến,5 đã thành tựu bản hạnh của đại trí,6 đã được xác lập bởi oai thần của chư Phật, là
_____________________
(Āmrapālī). Di mẫu của Phật và các bí-sô-ni chứng nhập Niết-bàn ở đây.”
4 Từ đây trở xuống, tán thán công đức các Bồ-tát tương đồng trong các bản Hán; không có đoạn tán thán phẩm đức các tỳ kheo như trong VMK: sarvair arhadbhiḥ kṣīṇāśravair vaśībhūtaiḥ suvimukta-cittaiḥ suvimukta-prajñair ājāneyair mahānāgaiḥ kṛtakṛtyaiḥ kṛta-karaṇīyair apahṛtabhārair anuprāptasvakārthaiḥ parikṣīṇabhava-saṃyojnaiḥ samyagājñāsuvimuktacittaiḥsarva-ceto vaśi-parama-pāramiprāptaiḥ, tất cả đều là A-la-hán mà các lậu đã diệt sạch, không còn phiền não, đã được tự chủ, tâm hoàn toàn giải thoát, tuệ hoàn toàn giải thoát, như đại long tượng thuần thục, đã làm xong những việc cần làm, không còn điều gì phải làm nữa, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích của chính mình, hoàn toàn diệt tận các kết sử của hữu, tâm hoàn toàn giải thoát với chính trí, đã đạt đến chỗ siêu việt cứu cánh của tất cả sự tự chủ của tâm. Cf. Đại bát nhã (Huyền Trang), q. 1, T5n220, tr. 1b9.
5 Lth., chúng sở tri thức 眾所知識. Ckh., giai thần thông Bồ-tát 皆神通菩薩, đều là các Bồ-tát có thần thông. Htr., giai vi nhất thiết chúng vọng sở thức 皆為一切眾望所識. VKN, abhijñātābhijñātaiḥ,
6 Ckh., nhất thiết đại thánh năng tùy tục hóa 一切大聖能隨 俗化Htr.: đại thần thông nghiệp tu dĩ thành biện 大神通業 修已成辦, đã hoàn thành sự nghiệp đại thần thông CDM.: Bản Phạn nói, thần thông trí tuệ bản sự dĩ tác 神通智慧本 事已作 đã hoàn thành bản sự của thần thông trí tuệ. VKN,
* Trang 56 *
thành trì hộ Pháp, thọ trì Chính Pháp,7 có khả năng cất tiếng rống của sư tử vang dội khắp mười phương, là những người bạn không đợi mời gọi của mọi người, đem an lạc đến cho mọi người, kế thừa và làm rạng rỡ Tam bảo không để đoạn tuyệt, hàng phục bọn ma và thù nghịch,8 chế ngự các tà đạo; đã hoàn toàn thanh tịnh; vĩnh viễn lìa các cái và triền;9 tâm thường an trụ nơi giải thoát không còn các chướng ngại; có niệm, định, tổng trì, biện tài không gián đoạn; bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, định và tuệ, cùng khả năng của phương tiện,10 tất cả đều được thành tựu; đạt đến pháp
_____________________
mahābhi-jñāparikarmaniryātaiḥ.
7 Ckh., hộ trì Chính pháp 護持正法. Htr., năng nhiếp Chính pháp 能攝正法. VKN, saddharma-parigrāhakaiḥ.
8 Hán: ma oán 魔怨, Skt. māra-pratyarthika.
9 CDM. Triệu: cái 蓋, chỉ năm cái (năm thứ che lấp tuệ: tham dục, sân, hối-miên, điệu cử, nghi; Skt. pañca āvaraṇāni: rāga, pratigha, tyāna-middha, uddhatya-kaukṛtya), và triền 纏, chỉ mười triền phược (mười thứ quấn chặt, tức mười tùy phiền não). Htr.: chướng và cái triền 障及蓋. Skt. nivaraṇaparyutthāna.
10 Htr., bố thí, điều phục, tịch tĩnh, thi-la, chính cần, tĩnh lự, bát-nhã, phương tiện thiện xảo, diệu nguyện, lực, trí, ba-la-mật-đa 布施調伏。寂靜尸羅安忍正勤靜慮般若方便善 巧。妙願力智波羅蜜多. Ckh., bố thí, điều ý, tự tổn, giới,nhẫn, nhất tâm, trí tuệ, thiện quyền 布施調意自損戒忍精進
一心 智 慧 。 善權 . VKN: dānadamaniyama-
* Trang 57 *
nhẫn bất khởi vốn vô sở đắc.11 Các ngài có thể tùy thuận mà quay bánh xe không thối chuyển;12 có khả năng giải thích mọi hiện tượng;13 biết rõ căn tính của mọi chúng sinh, bao trùm cả đại chúng14 mà đắc pháp vô úy. 15 Các ngài tu dưỡng tâm bằng
__________________
saṃyamaśīlakṣāntivīryadgyānaprajñopāyaniryā-taiḥ.
11 VKN: anupalaṃbhānutpattikadharmakṣāntisaman-vāgataiḥ. CDM.: “Triệu nói, ..., có khả năng lãnh thọ thật tướng, nên nói là nhẫn.” VCS., dẫn Thanh Biện: “Theo thế tục, nói là hữu; theo thắng nghĩa, nó là không. Không, cho nên không có gì để nắm bắt (=vô sở đắc). Quán sát, pháp vốn là không, thì đâu có sự sinh khởi. Quán sát sự không sinh khởi này mà phát khởi quán trí để chấp nhận (= quán trí nhẫn); do đó, nói là vô sở đắc bất khởi pháp nhẫn.”
12 Bất thối luân 不退輪; Lth., a-duy-việt trí pháp luân 阿惟 越智法輪; VMK: avaivarttika-dharmacakrapravarttakaiḥ.Htr., tùy chuyển bất thối pháp luân 隨轉不退法輪.
13 Thiện giải pháp tướng 善解法相; Htr., đắc vô tướng diệu ấn 得無相妙印. VMK: alakṣaṇamudrā-mudritaḥ, được ghi dấu bằng dấu ấn vô tướng. VCS.: có hai loại diệu ấn, 1. có sai biệt, chỉ ba pháp ấn, chung cả Đại & Tiểu thừa: các hành vô thường, Niết-bàn tịch tĩnh, các pháp vô ngã; 2. diệu ấn không sai biệt: dấu ấn của các pháp là lý vô tướng.
14 Cái chư đại chúng 蓋諸大眾; CDM., Thập nói: theo bản Phạn, đọc là chúng bất năng cái 眾不能蓋, đại chúng không thể che lấp. VMK: sarvaparṣadanabhibhūta. Htr.: nhất thiết đại chúng sở bất năng phục 一切 大眾所不能伏, không thể bị khuất phục bởi bất cứ chúng hội nào.
15 vô sở úy 無所畏; Skt. vaiśāradya, sự không bối rối và sợ
* Trang 58 *
công đức và trí tuệ, lấy đó điểm trang cho thân tướng thù thắng, vứt bỏ mọi thứ trang sức thế gian. Thanh danh lồng lộng của các ngài cao hơn núi Tu-di.16 Tín tâm của các ngài thâm sâu17 kiên cố như kim cương. Bảo vật chính Pháp của các ngài lấp lánh soi rọi, và tuôn xuống những trận mưa cam lộ.18 Âm thanh của các ngài vi diệu bậc nhất trong mọi thứ âm thanh. Các ngài thâm nhập duyên khởi, đoạn trừ các tà kiến, không còn tập khí tàn dư của hai biên kiến hữu và vô.19 Các ngài tuyên dương chính Pháp một cách không sợ hãi như sư tử gầm rống; những điều được thuyết giảng vang dội như sấm. Không thể đánh giá các ngài vì
______________
hãi trước đám đông, sự trầm tĩnh, tự tin trước đám đông. Có bốn vô sở úy của Bồ-tát (bodhisattvānāṃ catvāri vaiśāradyāni), và bốn vô sở úy của Phật (catvāri tathāgatasya vaiśrādyāni) khác nhau.
16 Htr.: vượt trên cả Đế Thích (Skt. Śakradevānām Indra, Chúa tể các thiên thần). VMK: meruśikharābhyudgata.
17 Thâm tín 深信. Htr.: ý lạc 意樂. Skt. āśaya, ý hướng cao thượng, xu hướng tinh thần/tâm linh cao thượng.
18 Htr. chú cam lộ vũ 澍甘露雨 . VKN: amṛtajalasaṃpravarṣakaiḥ, tuôn mưa dòng nước bất tử (cam lộ).
19 Htr.: dĩ đoạn nhị biên kiến tập tương tục 已斷二邊見習 相續 “cắt đứt dòng tương tục của tập khí kiến chấp nhị biên.” VKN: antānantadṛṣṭivāsanānusandhisamucchinnaiḥ, đã cắt đứt chuỗi tiếp nối của tập khí của kiến chấp về hữu biên và vô biên.
* Trang 59 *
các ngài vượt ngoài sự đánh giá. 20 Các ngài tích lũy kho tàng Chính Pháp như những thuyền trưởng trên biển cả.21 Các ngài tinh thông nghĩa lý thâm diệu của các Pháp; hiểu rõ chỗ đi và đích đến của chúng sinh22 cũng như các sở hành của tâm tư của chúng. Các ngài đã đạt gần trí tuệ tự tại của chư Phật,23 sở đắc mười lực,24 vô úy,25 và mười tám bất
____________________
20 Htr., bất khả xứng lượng quá xứng lượng cảnh 不可稱量 過稱量境, không thể ước lượng, đã vượt ngoài cảnh giới ước lượng. VKN: antalyātulya-samatikrāntaiḥ,
21 VKN: dharmaratnaprajñāsamudanītamahārthavāhaiḥ, thủ lãnh của đại thương đội tích lũy trí tuệ trân bảo củapháp.
22 Vãng lai sở thú 往來所趣. Htr.: Hữu thú vô thú ý lạc sở quy有趣無趣意樂所歸, chỗ quay về của ý lạc hữu thú và vô thú. VKN: āgatisattvāśayamatim-anupraviṣṭạñāna-viṣayibhiḥ, hiểu rõ tâm tư của chúng sinh cùng với định hướng của chúng, thâm nhập cảnh vực của nhận thức. VCS.: “Thanh Biện giải, theo thế tục đế thì hữu; theo thắng nghĩa đế thì là vô. Chỗ quay về rốt ráo của hai nẽo thú (hướng) này chính là lý chân không.”
23 Htr.: hoạch vô đẳng đẳng Phật trí quán đỉnh 獲無等等佛 智灌頂, được đăng quang lên địa vị Phật trí tối thượng siêu việt. VKN: asamasamabuddhajñānābhiṣiktaiḥ.
24 Mười lực, mười năng lực siêu việt của Như lai, Skt. tathāgata-daśabalāni 如來十力.
25 Vô sở úy, đây chỉ bốn vô sở úy của Như lai, Skt. catvāri tathāgatasya vaiśāradyāni 如來四無所畏.
* Trang 60 *
cộng.26 Tuy đã đóng chặt cánh cửa dẫn xuống các cõi bất hạnh,27 các ngài vẫn hiện thân trong năm đường làm vị đại lương y để điều trị các thứ bệnh, theo bệnh mà cho thuốc khiến cho bình phục; thành tựu vô biên công đức, trang hoàng vô lượng cảnh giới chư Phật. Mỗi chúng sinh đều được lợi ích lớn khi nhìn thấy và được nghe các ngài, vì hành vi của các ngài đều không vô ích. Các ngài đã thành tựu đầy đủ công đức như vậy. Danh xưng của các ngài là: Đẳng Quán Bồ-tát,28 Bất Đẳng Quán Bồ-tát,29 Đẳng Bất Đẳng Quán Bồ-tát,30 Định Tự Tại Vương Bồ-tát,31 Pháp Tự Tại Vương Bồ-tát,32 Pháp Tướng Bồ-tát,33 Quang
______________________
26 Chỉ 18 pháp đặc hữu, bất cộng, của Phật; Skt. aṣṭādaśa āveṇikā buddhadharmāḥ 十八不共佛法.
27 Htr., đã dẹp bỏ tất cả cõi định hướng bất hạnh thấp kém, đã vượt khỏi hầm hố nguy hiểm. VKN:sarvāpāyadurgativinā-pātokṣiptaparikhaiḥ.
28 Htr., nt., Đẳng Quán 等觀. Ckh., Chính Quán 正觀; VKN: Samadarśin; Cf. Bodhisattva-bhūmi.
29 Ckh., không có.
30 Htr. nt., Đẳng Bất Đẳng Quán 等不等觀. Ckh., Kiến Chính Tà 見正邪. VKN: Samaviṣamadarśin (thấy sự bình đẳng và không bình đẳng).
31 Htr., Định Thần Biến Vương 定神變王. Ckh., Định Hóa Vương 定化王. VKN: Samādhi-vikurvaṇarāja.
32 Ckh.= Htr.: Pháp Tự Tại 法自在. VKN: Dharmeśvara; Cf. Saddharma-puṇḍarīka, Lalitavistara.
* Trang 61 *
Tướng Bồ-tát,34 Quang Nghiêm Bồ-tát,35 Đại Nghiêm Bồ-tát,36 Bảo Tích Bồ-tát,37 Biện Tích Bồ-tát,38 Bảo Thủ Bồ-tát,39 Bảo Ấn Thủ Bồ-tát,40 Thường Cử Thủ Bồ-tát,41 Thường Hạ Thủ Bồ-tát,42 Thường Thảm Bồ-tát,43 Hỷ Căn Bồ-tát,44 Hỷ
___________________
33 Ckh.: Pháp Tạo 法造. Htr.: Pháp Tràng 法幢. VKN:Dharmaketu; Cf. Lalitavistara.
34 Ckh.: Quang Tạo光造. Htr.: Quang Tràng 光幢. VKN:Prabhāketu.
35 Ckh.: Quang Tịnh 光淨. Htr.: Quang Nghiêm 光嚴.VKN: Prabhāvyūha; Cf. Lalitavistara.
36 Ckh.: Đại Tịnh 大淨. Htr.: Đại Nghiêm 大嚴. VKN:Mahāvyūha; Gaṇḍvyūha, Saddharmapuṇḍrīka,Lalitavistara.
37 Ckh.: Bảo Tích 寶積, kể sau Biện Tích. Htr.: Bảo Phong寶峰 . VKN: Ratnakūṭa; Cf. Kaśyapa-parivarta,Madhyānta-vibhaṅga, Śikṣasamuccaya.
38 Ckh. = Lth. Htr.: Biện Phong 辯峰 . VKN:Pratibhānakūṭa; Cf. Mahāvyutpatti.
39 Ckh., Bảo Chương 寶掌. Htr.= Lth. VKN: khuyết.
40 Ckh.= Lth.= Htr. VKN: Ratmamudrāhasta (Bảo Ấn Thủ, tay cầm bửu ấn); Cf. Mahāvyutpatti.
41 Ba bản đồng. VKN: Nityotkṣiptahasta; Cf.Mahāvyutpatti.
42 Ba bản Hán đồng. VKN: Nityotpalakṛtahasta.
43 Ckh.= Lth. Htr.: Thường Diên Cảnh 常延頸.VKN:Nityotkaṇṭhita (Thường duổi cổ = thường than khóc).
44 Ckh., hai Bồ-tát: Thường Tiếu 常笑, Hỷ Căn 喜根. Htr.:Thường Hỷ Căn 常喜根 . VKN: Nityaprahasita-
* Trang 62 *
Vương Bồ-tát,45 Biện Âm Bồ-tát,46 Hư Không Tạng Bồ-tát,47 Chấp Bảo Cự Bồ-tát,48 Bảo Dõng Bồ-tát,49 Bảo Kiến Bồ-tát, 50 Đế Võng Bồ-tát,51 Minh Võng Bồ-tát, 52 Vô Duyên Quán Bồ-tát, 53
______________________
pramuditendriya (Căn Thường Hoan Hỷ Vi tiếu) .
45 Ckh.= Lth. Htr.: Thường Hỷ Vương 常喜王. VKN: Prāmodyarāja; tiếp theo là Devarāja, khuyết trong bản Ckh. & Lth; Htr.: Thiên Vương 天王 (Cf. Saddharmapuṇḍrīka), liệt kê sau Huệ Phong, xem cht. 56 dưới.
46 Ckh.: Chính Nguyện Chí 正願至. Htr.: Vô Khuất Biện 無 屈辯. VKN: ba vị Bồ-tát: Devarāja (Thiên Vương, Cf. Saddharmapuṇḍrīka), Praṇidhiprayātaprāpta (Đạt Sở Nguyện), Pratisaṃvitpraṇādaprāpta (Đạt Âm Thanh Biện Tài).
47 VKN: Gaganagaṃja.
48 Lth. = Htr. Ckh.: Bảo Thậm Trì 寶 甚持 . VKN: Ratnolkādhārin.
49 Ckh.: Bảo Thủ 寶首. Htr.: Bảo Cát Tường 寶吉祥. VKN: hai Bồ-tát, Ratnavīra, Ratnaśrī (Cf. Sukhavatī-vyūha).
50 Ckh.: Bảo Trì 寶池 (Ratnanadī?). Htr.: Bảo Thí 寶施. VKN: Ratnanandin.
51 Ckh.: Bảo Thủy 寶水 (Ratnajala?). Htr.: Đế Võng 帝網. VKN: Indrajālin.
52 Ckh.: Thủy Quang 水光 (Jalaprabhā). Htr.: Quang Võng 光網. VKN: Jālinīprabha; Cf. Mahāvutpatti.
53 Ckh.: Xả Vô Nghiệp 捨無業. Htr.: Vô Chướng Tĩnh Lự 無 障靜慮 (Anāvaraṇadhyāyin?). VKN: Anārambaṇadhyāyin; Cf. Aṣṭasāha-srikā, Gaṇḍvyūha, Śikṣasamuccaya.
* Trang 63 *
Huệ Tích Bồ-tát,54 Bảo Thắng Bồ-tát,55 Thiên Vương Bồ-tát,56 Hoại Ma Bồ-tát,57 Điện Đức Bồ-tát,58 Tự Tại Vương Bồ-tát,59 Công Đức Tướng Nghiêm Bồ-tát,60 Sư Tử Hống Bồ-tát,61 Lôi Âm Bồ-tát,62 Sơn Tương Kích Âm Bồ-tát,63 Hương Tượng Bồ-tát,64 Bạch Hương Tượng Bồ-tát,65
____________________
54 Ckh.: Trí Tích 智積. Htr.: Huệ Phong 慧峰. VKN: Prajñākūṭa, Cf. Saddharmapuṇḍrīka.
55 Ckh.: khuyết (?). Htr.: khuyết. VKN: Ratnajāha.
56 Ckh.: Đăng Vương 燈王 (Dīparāja?). Htr.: Thiên Vương 天王 (Devarāja, xem cht. 45 trên). VKN: Khuyết.
57 Ckh.: Chế Ma 制魔. Htr. = Lth.: Hoại Ma 壞魔. VKN: Mārapramardin.
58 Ckh., hai Bồ-tát: Tạo Hóa 造化, Minh Thí 明施 (Vidyādana?). Htr.: Điện Thiên 電天. VKN: Vidyuddeva.
59 Ckh.: Thượng Thẩm 上審 (?). Htr.: Hiện Thần Biến Vương 現神變王. VKN: Vikurvaṇarāja.
60 Ckh.: Tướng Tích Nghiêm 相積嚴. Htr.: Phong Tướng Đẳng Nghiêm 峰相等 嚴 . VKN: Lakṣaṇa-kūṭa & Lakṣṇakūṭa-samatikrānta.
61 Ckh.: Sư Tử Lôi Âm 師子雷音. Htr.= Lth.: Sư Tử Hống 師子吼 & Vân Lôi Âm 雲雷音 . VKN: Siṃhaghoṣābhigarjitasvara.
62 Xem cht. 61 trên.
63 Ckh.: Thạch Ma Vương 石磨王. Htr.: Sơn Tương Kích Vương 山相擊王. VKN: Śailaśikharasaṃghaṭṭanarāja.
64 Ckh.: Chúng Hương Thủ 眾香手. Htr.= Lth.: Hương Tượng 香象 . VKN: Gandhahastin; Aṣṭasāhasrikā,
* Trang 64 *
Thường Tinh Tấn Bồ-tát,66 Bất Hưu Tức Bồ-tát,67 Diệu Sinh Bồ-tát, 68 Hoa Nghiêm Bồ-tát, 69 Quán Thế Âm Bồ-tát, 70 Đắc Đại Thế Bồ-tát, 71 Phạm Võng Bồ-tát, 72 Bảo Trượng Bồ-tát, 73 Vô Thắng Bồ-tát, 74 Nghiêm Độ Bồ-tát, 75 Kim Kế Bồ-tát, 76
__________________
Sukhavatī-vyūha, Sphuṭārtha, Mahāvyutpatti.
65 Ckh.: Chúng Thủ 眾手. Htr.: Đại Hương Tượng 大香象. VKN: Gajagandhahastin.
66 Ckh.; Thường Ứng 常應. Htr.= Lth.: Thường Tinh Tấn 常 精進. VKN: Satatodyukta.
67 Ckh.: Bất Trí Viễn 不置遠. Htr. Bất Xả Thiện Ách 不捨 善 軛 . VKN: Anikṣiptadhura; Cf. Saddharmapuṇḍrīka, Sukhavatīvyūha.
68 Ckh.: Thiện Ý Gián 善意諫; Htr.: Diệu Huệ 妙慧; VKN: Sumatin; khuyết trong bản Lth. Htr.= Lth.: Diệu Sinh 妙生;
VKN: Sujāta; khuyết trong bản Ckh.
69 Liên Hoa Tịnh 蓮華淨. Htr.: ba Bồ-tát: Liên Hoa Thắng Tạng 蓮花勝藏; Tam-ma-địa Vương 三摩地王, Liên Hoa
Nghiêm 蓮花嚴. VKN: Padmaśrīgarbha.
70 Ckh., Khuy Âm 闚音, kể sau Đại Thế Chí. Htr.: Quán Tự Tại 觀自 在. VKN: Avalokiteśvara.
71 Ckh.: Đại Thế Chí 大勢至. Htr.= Lth.: Đắc Đại Thế Chí 得大勢. VKN: Mahāsthāmaprāpta.
72 Ckh.: hai Bồ-tát: Phạm Thủy 梵水 (Brahmajala), Trích Thủy 滴 水 . Htr.= Lth.: Phạm Võng 梵 網 . VKN:
Brahmajālin.
73 Ckh.: Bảo Tràng 寶幢菩薩. Htr.= Lth.: Bảo Trượng 寶杖 菩薩. VKN: Ratnayaṣṭin; Cf. Lalitavistara.
74 Ckh.: Thắng Tà 勝邪菩薩. Htr.: hai Bồ-tát: Vô Thắng 無
* Trang 65 *
Châu Kế Bồ-tát, 77 Di-lặc Bồ-tát, 78 Văn-thù-sư-lợi Pháp vương Tử Bồ-tát. 79 Cả thảy là ba mươi hai ngàn vị như vậy. Ngoài ra còn có mười ngàn Phạm thiên,80 như Đại Phạm thiên Thi-khí, 81 từ nhiều cõi bốn thiên hạ khác82 về chỗ Phật để nghe Pháp. Có mười hai ngàn Thiên đế cũng từ nhiều cõi bốn thiên hạ khác về dự hội. Và các loài có đại-oai-lực khác như Chư thiên, Long thần, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu
_________________
勝, Thắng Ma 勝魔. VKN: Mārajita.
75 Hán đồng nhất: Nghiêm Độ 嚴土. VKN: Kṣetrālaṃkṛta.
76 Ckh.: Kim Kết 金結. Htr. Kim Kế 金髻. VKN, hai Bồ-tát: Maṇiratnacchatra (Ma-ni Bảo Cái), Suvarṇacūḍa.
77 Ckh.: Châu Kết 珠 結 . Htr.: Châu Kế 金 髻 . VKN: Maṇicūḍa; Cf. Mahāvyutpatti, Lalitavistara.
78 Ckh.= Htr.: Từ Thị 慈氐. VKN: Maitreya.
79 Ckh.: Nhu Thủ 濡首 . Htr.: Diệu Cát Tường 妙吉祥 . VKN: Mañjuśrī-kumārabhūta.
80 Ckh.: vạn Bà-la-môn 萬婆羅門.
81 Thi-khí 尸棄, Skt. Śikhin. Ckh.: Biên Phát 編髮 (Jāṭi). Htr.: Trì Kế 持髻 (Śikhin). VKN: Jaṭībrahma.
82 Lth.: dư tứ thiên hạ 餘 四 天 下 . VKN: anekacaturmahādvīpā. Bốn đại châu và núi Tu-di tạo thành một thế giới. Đây chỉ cho có nhiều thế giới như vậy. Ckh.: tứ phương cảnh giới 四方境界. Htr.: Vô ưu tứ đại châu giới 無憂四大洲界 (Aśoka-caturmahādvīpa?)
* Trang 66 *
la, Khẩn-na-la và Ma-hầu-la-già cũng về dự. Về dự hội còn có nhiều tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu-bà- tắc, ưu-bà-di. Bấy giờ Phật nói pháp cho vô lượng trăm nghìn đại chúng đang cung kính vây quanh. Như ngọn núi Tu-di83 nổi lên giữa đại dương, Phật ngồi ung dung trên tòa sư tử bằng các loại trân bảo,84 chói lọi che trùm tất cả các đại chúng đang đến. Lúc bấy giờ con trai của một vị trưởng giả, tên Bảo Tích,85 cùng với năm trăm người con của các trưởng giả 86 khác cầm năm trăm tàn lọng được trang hoàng bằng bảy loại ngọc quí, đi đến chỗ
_____________________
83 Htr.: đại bảo Diệu cao sơn vương 大寶妙高山王. VKN: Sumeru-parvatarāja.
84 Hán: chúng bảo sư tử chi tòa 眾寶師子之座. Htr.: đại sư tử thắng tạng chi tòa 大師子勝藏之座. VKN: śrīgarbha siṃhāsana, tòa sư tử làm bằng kho tàng công đức cát tường.
85 Trưởng giả tử danh viết Bảo Tích 長者子名曰寶積 (Ngài Bảo Tích này có thể không đồng nhất với vị Bồ-tát liệt kê đoạn trên, xem cht. 37). Htr.: Li-thiếp-tì chủng danh viết Bảo Tính 離呫毘種名曰寶性; Ckh.: trưởng giả tử danh La-lân-na-kiệt 羅 鄰那竭 , Hán dịch Bảo Sự 寶 事 . VKN: Ratnākara-bodhisattva-licchavikūmāra, Bồ-tát Ratnākara, một thiếu niên người Licchavi. CDM.: “Triệu nói, Bảo Tích cũng là Pháp thân Đại sỹ, thường cùng Tịnh Danh (Duy-ma-cật) đến chỗ Như lai, cùng hoằng truyền đạo giáo.”
86 Lth.= Ckh.: trưởng giả tử 長者子. Htr.: đồng tử 童子. VKN: kumāra.
* Trang 67 *
Phật, đầu mặt lễ sát chân Phật, rồi mỗi người dâng tàn lọng ấy cúng dường Phật. Do thần lực siêu việt của Phật, tất cả số tàn lọng đó tập hợp thành một cái duy nhất che rợp cả ba nghìn đại thiên thế giới. Chiều kích dài rộng của các thế giới này thảy đều ánh hiện trong đó. Và trong ba nghìn đại thiên thế giới này, hết thảy núi Tu-di, núi Tuyết, 87 núi Mục chân-lân-dà, núi Ma-ha-mục-chân-lân-đà,88 Hương sơn, Bảo sơn, Hắc sơn, 89 núi Thiết vi, núi Đại Thiết vi,90 cùng với biển, sông, suối, mặt trời, mặt trăng, các vì tinh tú, cung điện chư thiên, cung điện các rồng, cung điện các tôn thần; tất cả đều ánh hiện trong lọng báu. Và khắp trong mười phương, chư Phật, và chư Phật đang thuyết pháp cũng thảy đều ánh hiện trong đó.
Khi đại chúng được chứng kiến thần lực của Phật, đều tán dương sự kiện hy hữu chưa từng thấy, cùng chắp tay lễ Phật và chiêm ngưỡng tôn nhan không rời mắt.
__________________
87 Tuyết sơn 雪山; VKN: Himavan.
88 Mục-chân-lân-dà, Ma-ha-mục-chân-lân-đà 目真鄰陀 山 摩訶目真鄰陀; VKN: Mucilinda-mahāmuci-linda.
89 Hương sơn, Bảo sơn, Kim sơn, Hắc sơn 香山寶山金山黑 山. VKN: Gandha-mādana-ratna-parvata
90 Thiết vi, Đại Thiết vi 鐵圍山大鐵圍山 ; Htr.: Luân vi, Đại Luân vi 輪 圍 山 。 大 輪 圍 山 . VKN: Cakravāḍa mahācakravāḍā.
* Trang 68 *
Rồi thì, Bảo Tích, con trai của trưởng giả, đến trước Phật, đọc bài kệ ca ngợi: Con kính đảnh lễ Ngài, Vị dẫn đạo chúng sinh bằng con đường tịch tĩnh. 91 Mắt trong vắt, dài rộng như sen xanh; Tâm tịnh, đã vượt qua các thiền định;92 Lâu dài tích chứa nghiệp thanh tịnh, Danh xưng không thể lường; 93
________________________
91 Đạo chúng dĩ tịch 導眾以寂; CDM., “Thập nói: theo Phạn bản, gọi là tịch đạo 寂道, tức bát chính đạo. Triệu nói: Tịch, chỉ cho đạo vô vi tịch diệt.” Htr..: khai đạo hi di tịch lộ giả, “vị khai mở con đường tịch tĩnh (tức an bình), bằng phẳng.” VKN: vandāmi tvā śramaṇaśāntipathapraṇetuṃ, “con kính lễ Ngài, vị Sa-môn chỉ thị con đường tịch tĩnh.
92 Htr.: “đã chứng đệ nhất tịnh ý lạc, và thắng sa-ma-đà 勝 奢摩陀 đã đến bờ bên kia.” Lth.: tâm tịnh 心淨 = Htr.: tịnh ý lạc 淨意樂. Ý lạc (Skt. āśaya), hay tâm tư hướng đến chúng sinh, thuần tịnh bậc nhất; tức là, tâm tư Phật chỉ hướng đến một đối tượng thuần nhất, là sự lợi lạc của chúng sinh. Sa-ma-đà, Hán cũng thường âm là xa-ma-tha (Skt. śamatha), dịch là chỉ 止, sự lắng đọng, đình chỉ tạp niệm; thường tu tập với tì-bát-sa-na (Skt. vipaśyanā), Hán gọi là tu tập chỉ quán. VKN: śuddhāśayā śamathapāramitā- graprāpta, bằng tịnh ý lạc, Ngài đã chứng đắc tối thắng tĩnh chỉ và ba-la-mật.
93 Xứng vô lượng 稱無量. Htr.: hoạch đắc quảng đại thắng danh văn 獲得廣大勝名聞, “Có được danh tiếng rộng lớn.” VKN: viśālaguṇāprameya, có vô lượng công đức rộng lớn.
* Trang 69 *
Đã thấy Đại Thánh, bằng thần biến,94
Hiện khắp mười phương vô lượng cõi;
Trong đó, chư Phật diễn nói Pháp;
Hết thảy hội chúng đều thấy nghe.
Pháp lực Pháp vương siêu quần sinh;
Ban tài sản Pháp ban cho tất cả.95
Khéo hay phân biệt các pháp tướng,
Mà đệ nhất nghĩa chẳng dao động; 96
Vị đã được tự tại trong các pháp;
Nên con đảnh lễ Pháp vương này. 97
Thuyết pháp hữu, không phi hữu;
Bởi do nhân duyên các pháp sinh.
Vô ngã, không tác, không người thọ.
Nhưng nghiệp thiện ác không hề mất.
Bắt đầu dưới cội bồ-đề đánh bại Ma,
Được cam lộ diệt,98 thành giác đạo. 99
______________________
94 Thần biến 神變, tức thần thông biến hóa.
95 VKN: dharmeṇa te jitam idaṃ varadharmarājyaṃ/ dharmaṃ dhanaṃ ca dadase jagato jitāre/ “Ngài đã ban cho thế gian chính pháp, tài sản, và cả vương quốc chính pháp tối thượng này được chinh phục bằng chính pháp.”
96 Htr.: “Quán sát đệ nhất nghĩa mà đánh bại các oán địch.” VKN: paramārthadarśin, vị đã thấy chân lý tối thượng.
97 VKN: dharmeśvaraṃ śirasi vandāmi dharmarājam, “Con cúi đầu kính lạy đấng Pháp vương, là vị Chủ tể của Pháp.”
98 Cam lộ diệt 甘露滅; CDM., “Thập nói: theo Phạn bản, nói là “tịch diệt cam lộ”, tức thật tướng pháp.” VCS.: “Diệt, chỉ Niết-bàn. Giống như thuốc cam lộ, uống vào thì được bất tử.
* Trang 70 *
Đã không tâm ý, không thọ hành,100
Mà lại chiết phục các ngoại đạo.101
Ba lần chuyển luân trong Đại thiên;
Pháp luân bản lai thường thanh tịnh,
Trời, người đắc đạo, do đây chứng;
Tam bảo do đó hiện thế gian.
Bằng Pháp mầu này cứu chúng sinh;
Đã thọ, không thối, thường tịch nhiên. 102
_____________________
VKN: amṛtaśāntavara, “tối thượng tịch tĩnh của cam lộ bất tử.”
99 Giác đạo thành 覺道成, thành tựu đạo giác ngộ, thành Phật. Htr.: (đắc) thắng bồ-đề 得勝菩提. VCS.: “Chứng đắc chân trí vượt quá hàng Nhị thừa nên nói là thắng bồ đề.” VKN: agrabodhi, sự giác ngộ tối thượng.”
100 Không thọ hành 無受行; CDM., “Thập nói: không có thọ, tưởng, hành... Triệu nói: thọ, đây chỉ ba thọ.” VCS., “Thọ, tức sự lãnh nạp (=cảm nghiệm). Hành, tức sự duyên lự (=tư duy về đối tượng).” Ckh.: “Bằng không tâm ý mà hiện hành.” Htr.: “Trong đó, không phải là hành (xứ) của tâm ý, và thọ.” VKN: yasminn avedita cittamanaḥpracārā, trong đó không có cái gì được tri giác, không phải là hành xứ của tâm ý. Xem thêm cht. dưới.
101 Htr., “Ngoại đạo, tà sư không thể thăm dò.” VCS., dẫn Thanh Biện: “Cam lộ tịch diệt mà Phật chứng vốn là không, vô sở hữu, không phải cảnh vực của tâm ý, nên các ngoại đạo không thể thăm dò ước lượng nỗi.” VKN: yasmin avedita na cittamanaḥpracārā, sarva-kutīrthiganāśca na yānti gāham, “nơi mà không có gì được cảm thọ, không có những hiện hành của tâm và ý; nơi sâu thẳm ấy, tất cả các chúng ngoại đạo không thể đi đến”.
* Trang 71 *
Là bậc đại y vương diệt trừ lão, bệnh, tử.
Con đảnh lễ công đức vô biên của biển Pháp.
Chê, khen chẳng động, 103 như Tu-di;
Lòng từ trải rộng cho người hiền lẫn kẻ ác. 104
Tâm hành bình đẳng như hư không,
Ai nghe mà không kính phục con người cao quý105 này?
Nay dâng Thế Tôn lọng hèn mọn,106
Trong đó, ánh hiện cho con Tam thiên giới;
Với cung điện Trời, rồng, quỷ thần,
Càn-thát-bà lẫn của Dạ-xoa;
Và hết thảy mọi vật trên thế gian.
______________________
102 Hán: nhất thọ bất thối thường tịch nhiên 一受不退常寂 然. Htr.: vô tư vô bố thường an tịch 無思無怖常安寂, không tư lự, không kinh sợ, thường an ổn tịch tĩnh. VKN: ye tubhya dharmaratanena vinīta samyak/ teṣān akalpana punar madate praśānta/ “những ai đã được chế ngự chân chính bằng pháp bảo này, họ lìa phân biệt, lại thường an vui, tịch tĩnh.”
103 Htr.: “tám pháp không làm lay động.” Tức chỉ tám thế gian pháp 八世法 (aṣṭau lokadharmāḥ), đắc, thất, danh dự, thất sủng, vinh quang, sỉ nhục, khổ, lạc.
104 VKN: duḥśīlaśīlavati, với người ác giới cũng như có giới.
105 Nguyên Hán: nhân bảo 人寶, bảo vật cho loài người. Htr.: “vị Năng nhân này.” VKN: sattvaratana, bảo vật của chúng sinh.
106 Từ đây trở xuống, gồm 2 bài kệ trong các bản Hán, không có trong VKN.* Trang 72 *
Đấng Mười lực từ tâm hiện biến hóa;
Đại chúng thấy việc hy hữu, tán thán Phật.
Nay con đảnh lễ đấng Chí tôn trong ba cõi.
Đại chúng quy ngưỡng Đại Pháp vương,
Tâm tịnh, quán Phật, ai cũng vui.
Mỗi người tự thấy Phật trước mặt;
Ấy do thần lực pháp bất cộng. 107
Phật bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Chúng sinh tùy loại đều hiểu được;
Đều nói Thế tôn cùng tiếng của mình;
Ấy do thần lực pháp bất cộng.
Phật bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Chúng sinh mỗi mỗi theo chỗ hiểu,
Đều được thọ hành, đại lợi ích;108
Ấy do thần lực pháp bất cộng. 109
Phật bằng một âm diễn thuyết Pháp;
Có kẻ nghe sợ, có kẻ vui,
Có kẻ chán bỏ, kẻ hết nghi;
Ấy do thần lực pháp bất cộng.
_____________________
107 Bất cộng pháp; Htr., bất cộng tướng. VKN: āveṇika buddhalakṣaṇa, các yếu tánh đặc thù của Phật. Các bài kệ từ đây trở xuống khuyết trong bản Ckh.
108 CDM., Triệu nói: “tùy theo sở thích mà thọ lãnh; tùy theo chỗ thọ lãnh mà thực hành; tùy theo sự thực hành mà được lợi ích.”
109 Bài kệ này tương đồng trong Lth. & Htr., không có trong VKN.* Trang 73 *
Cúi lạy đấng Mười lực, Đại tinh tấn;
Cúi lạy đấng đã đạt vô sở úy;
Đảnh lễ bậc trụ pháp Bất cộng;
Đảnh lễ Đại đạo sư của tất cả;
Đảnh lễ đấng dứt mọi trói buộc;110
Đảnh lễ đấng đến bờ bên kia;
Đảnh lễ đấng cứu độ thế gian;
Đảnh lễ đấng thoát vòng sinh tử.
Biết lẽ đến, đi của chúng sinh,111
Thâm nhập vạn pháp, được giải thoát,
Không vướng thế gian, như hoa sen,
Thường khéo thâm nhập hạnh Không tịch,
Thấu đạt pháp tướng không trở ngại;
Cúi lạy đấng vô sở y như hư không.112
Đọc kệ xong, Bảo Tích thưa với Phật:
“Bạch Thế tôn, năm trăm người con của các
____________________________
110 VKN: saṃyojanabandhanacchidaṃ, “cắt đứt sự trói buộc của các kết sử.”
111 Htr. “Đã thấu rõ định hướng bình đẳng của hữu tình.” VKN: satvai samādhānagataṃ gatīgataṃ, đã cùng tận hướng đi quyết định của chúng sinh.
112 Htr.: “Đã diệt trừ tất cả tướng, không còn gì để diệt trừ; hết thảy nguyện đã mãn, không còn gì để nguyện; đấng đại oai thần lực bất tư nghị, đảnh lễ đấng vô sở trụ.” Tiếp theo bài kệ trên, nói về ba giải thoát môn: Không (śūynatā), Vô tướng (animitta), Vô nguyện (apraṇidhāna). Lth. thiếu 2 nửa bài kệ.
* Trang 74 *
trưởng giả113 này đã phát tâm tầm cầu giác ngộ tối thượng chính đẳng chính giác, nguyện được nghe114 sự thanh tịnh của quốc độ Phật. Xin Thế tôn chỉ dạy chúng con những hành tướng tịnh độ của Bồ-tát”.115
Phật bảo:
“Lành thay, Bảo Tích! Con đã vì chư Bồ-tát hỏi Như Lai những hành tướng thanh tịnh của quốc độ Phật. Hãy lắng nghe và suy nghĩ. Ta sẽ nói cho con nghe”.
Bảo Tích và năm trăm thanh niên trưởng giả chăm chú nghe. Phật dạy:
“Bảo Tích, loại của chúng sinh là quốc độ Phật của Bồ-tát. 116 Vì sao như vậy? Vì Bồ-tát tùy theo loại
___________________
113 Htr.: đồng tử Bồ-tát 童子菩薩, tức niên thiếu Bồ-tát; VKN: Licchavi-kumāra.
114 Htr.: “Họ thường hỏi con về sự trang nghiêm thanh tịnh cõi Phật.”
115 Bồ-tát tịnh độ chi hành 菩薩淨土之行; CDM, “Biệt bản nói, “Phật quốc thanh tịnh chi hành.” Thập nói, “Bản Phạn nói là thanh tịnh chi tướng.” Htr.: tịnh Phật độ tướng 淨佛 土相, hình thái (hay yếu tính, đặc tính) của cõi Phật thanh tịnh. VKN: bodhisattvānāṃ buddhakṣetrapariśuddhiṃ, sự (làm) thanh tịnh quốc độ Phật của các Bồ-tát.
116 Ckh.: “Quốc độ của các loài bò sát, đi, thở, loài người, loài vật, là quốc độ Phật của Bồ-tát.” Htr..: “Quốc độ của hữu tình, là quốc độ Phật trang nghiêm thanh tịnh của Bồ-tát.” VKN: sattvakṣetraṃ bodhisattvasya, quốc độ chúng
* Trang 75 *
chúng sinh được giáo hóa117 mà tiếp nhận quốc độ Phật; 118 tùy theo loại chúng sinh được điều phục119 mà tiếp nhận quốc độ Phật; tùy theo loại quốc độ nào thích hợp để chúng sinh thâm nhập trí của Phật mà tiếp nhận quốc độ Phật; tùy theo loại quốc độ nào thích hợp để chúng sinh làm chỗi dậy căn tính của Bồ-tát 120 mà tiếp nhận quốc độ Phật. Là vì sao? Vì Bồ-tát tiếp nhận quốc độ thanh tịnh chỉ vì lợi ích của chúng sinh. Ví như một người có thể xây dựng đền đài nhà cửa trên khoảng đất trống, tùy ý không trở ngại; nhưng không thể xây dựng
__________________
sinh là quốc độ của Bồ-tát.
117 CDM., Thập nói, ..., bản Phạn nói là “tùy theo chúng sinh được giáo hóa nhiều ít.” Nghĩa là quốc độ rộng hay hẹp tùy theo số lượng chúng sinh đã được giáo hóa. Htr.: “Tùy theo việc làm tăng trưởng lợi ích cho các hữu tình mà Bồ-tát nhiếp thọ sự trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ Phật.” VKN: yāvantam bodhisatva satveṣūpacayaṅ karoti tāvad buddhakṣetraṃ parigṛhnāti.
118 Htr. thêm: “Tùy theo các hữu tình cần được điều phục bằng Phật độ nghiêm tịnh nào, tùy theo đó mà nhiếp thọ quốc độ Phật như vậy.” Lth. và VKN. khuyết.
119 Điều phục 調伏; CDM., Thập nói: bản Phạn nói là tì-ni, nghĩa là khéo léo sửa trị; tức khéo sửa trị khiến chúng sinh dứt ác, hành thiện.
120 Htr.: khởi Thánh căn hành 起聖根行. VCS.: Thánh căn, chỉ bồ-đề tâm. Hoặc chỉ năm căn (tín, tấn, niệm, định, tuệ). Thánh hành, chỉ muôn vạn hành vi của Thánh. VKN: āryākārāṇīndriyāny utpadyante.
* Trang 76 *
như vậy ở giữa hư không. Cũng vậy, 121 Bồ-tát vì muốn thành tựu chúng sinh mà ước nguyện tiếp nhận quốc độ Phật. Ước nguyện tiếp nhận quốc độ Phật không thể tìm thấy giữa hư không.
“Bảo Tích, con nên biết, trực tâm122 là tịnh độ của Bồ-tát. 123 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh không dua vạy sẽ tái sinh vào đó.
“Thâm tâm là tịnh độ của Bồ-tát.124 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào có đủ đầy công đức sẽ tái sinh vào đó.
“Bồ-đề tâm là tịnh độ của Bồ-tát.125 Khi Bồ-tát thành Phật, hết thảy chúng sinh tầm cầu Đại thừa sẽ tái sinh vào cõi đó.
______________________
121 VKN: ākāśasamān sarvadharmāṃ jñātva yādṛśaṃ icched bodhisattvaḥ sattvaparipākāya buddhakṣetraṃ māpayituṃ, “biết rằng tất cả các pháp bình đẳng như hư không, nhưng vì để thành thục chúng sinh, Bồ-tát muốn kiến thiết quốc độ Phật.”
122 Ckh.: “Bồ-tát do vô cầu đối với quốc độ nên đắc đạo nơi quốc độ Phật.” Htr.: thuần ý lạc độ 純意樂土. VKN: ākāśyakṣetra, quốc độ của chí nguyện.
123 Từ đây trở xuống, bản La-thập nói ba tâm; bản Htr. nói bốn quốc độ. Thiện gia hành độ 善 加行土 (VKN:prayogakṣetra), thứ ba trong bản Htr., không có tương đương trong bản La-thập.
124 Thứ tư trong bản Htr.: thượng ý lạc độ 上意樂土; Skt. adhyāśayakṣetra, quốc độ của chí nguyện chí thượng.
125 Thứ nhất trong bản Htr.: quốc độ của sự phát khởi bồ đề tâm cao cả; Skt. udāra-bodhicittotpāda.
* Trang 77 *
”Bố thí là tịnh độ của Bồ-tát.126 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào có thể ban phát sẽ tái sinh vào đó.
“Trì giới là tịnh độ của Bồ-tát.127 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh tu hành mãn nguyện mười thiện nghiệp đạo sẽ tái sinh vào đó.
“Nhẫn nhục là tịnh độ của Bồ-tát.128 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào trang nghiêm bằng ba mươi hai tướng tốt sẽ tái sinh vào đó.
“Tinh tấn là tịnh độ của Bồ-tát.129 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào cần mẫn thực hiện mọi công đức sẽ tái sinh vào đó.
“Thiền định là tịnh độ của Bồ-tát. 130 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào nhiếp tâm không tán loạn sẽ tái sinh vào đó.
“Trí tuệ là tịnh độ của Bồ-tát.131 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh có chính định132 sẽ tái sinh vào đó.
__________________
126 VKN: dānakṣetra, bố thí độ. Từ đây trở xuống là 6 ba-la-mật. VCS., tổng hợp gọi tên là chỉ tức 止息, đình chỉ và dập tắt các chướng ngại (bằng vào tu tập sáu ba-la-mật).
127 VKN: śīlakṣetra.
128 VKN: kṣāntikṣetra.
129 VKN: vīryakṣetra.
130 VKN: dhyānakṣetra.
131 VKN: prajñākṣetra.
132 Chính định, CDM., tức chính định tụ 正定聚, một trong ba tụ (tà định tụ, chính định tụ, bất định tụ). Đạt được chính
* Trang 78 *
“Bốn vô lượng tâm133 là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào thành tựu từ, bi, hỷ, xả sẽ tái sinh vào đó.
“Bốn nhiếp pháp134 là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào được nhiếp thọ bởi giải thoát sẽ tái sinh vào đó.135
“Phương tiện là tịnh độ của Bồ-tát.136 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh nào biết diệu dụng phương tiện một cách vô ngại đối với hết thảy các pháp sẽ tái sinh vào đó.
“Ba mươi bảy đạo phẩm137 là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh có đủ niệm xứ,chính cần, thần túc, căn, giác chi, và chính đạo, sẽ
_____________________
trí tuệ nhận thức pháp tướng một cách quyết định. Htr.: nhập chính định 入正定; VCS.: chứng nhập chính định tụ, tức chứng nhập kiến đạo (thấy pháp Chân như). VKN:samyaktvaniyatāḥ sattvāḥ.
133 Ckh.: bốn đẳng tâm 四等心. VKN: catvāry apramāṇāni.
134 Ckh.: bốn ân 四恩. Htr.: bốn nhiếp sự 四攝事; Skt. catvāri saṃgrahavastūni.
135 Ckh.: “bằng huệ thí, nhân ái, lợi người, lợi bình đẳng, cứu giúp tất cả, đoàn kết tất cả mọi người, sẽ sinh vào đó.” VKN: sarvavimuktisaṃgṛhītāḥ sattvāḥ, những chúng sinh được đoàn kết bởi mục đích giải thoát.
136 Ckh.: thiện quyền phương tiện 善權方便.Htr.: xảo phương tiện độ 巧方便; Skt. upāyakauśalya.
137 Đạo phẩm 道品; Htr.: bồ đề phần 菩提分; Skt. bodhipakṣa.
* Trang 79 *
tái sinh vào đó.
“Tâm hồi hướng138 là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, quốc độ sẽ trang nghiêm đầy đủ công đức cao quí.
“Diễn thuyết để diệt trừ tám nạn139 là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, quốc độ sẽ không có ba ác, tám nạn.
“Tự mình giữ giới, không phê bình người phá giới, là tịnh độ của Bồ-tát. Khi Bồ-tát thành Phật, quốc độ không nghe danh từ phạm cấm.
“Mười thiện là tịnh độ của Bồ-tát.140 Khi Bồ-tát thành Phật, chúng sinh tái sinh vào đó sẽ không yểu mạng, sẽ giàu có, sống phạm hạnh, nói lời chân xác, ngôn ngữ dịu dàng, quyến thuộc không ly tán vì khéo hòa giải tranh chấp; lời nói tất lợi lạc cho người, không đố kỵ, sân hận, giữ gìn chính kiến.
“Như vậy, Bảo Tích, tùy theo trực tâm ấy mà Bồ-
___________________
138 Ckh.: Bồ-tát phân lưu pháp hóa 分流法化. Skt. pariṇāmanācitta.
139 Thuyết trừ bát nạn 說除八難 (đọc đúng là nan). Htr.: thiện thuyết tức trừ bát vô hạ 善說息除八無暇; 8 trường hợp khó gặp Phật, khó nghe Pháp, không thể tu tập Phạm hạnh; Skt. aṣṭākṣaṇapraśamadeśnā.
140 Htr.: sự thanh tịnh cùng cực của mười nghiệp đạo thiện. VKN: daśakuśalakarmapathapariśuddhi.
* Trang 80 *
tát mới có thể phát khởi hành.141 Tùy theo sự phát khởi hành mà được thâm tâm. Tùy theo thâm tâm mà ý được điều phục. Tùy theo sự điều phục ý mà hành được như thuyết. Tùy theo hành như thuyết mà có thể hồi hướng. Tùy theo hồi hướng như vậy mà có thể diệu dụng các phương tiện. Tùy theo phương tiện thích hợp thành tựu chúng sinh. Tùy theo sự thành tựu chúng sinh mà quốc độ Phật thanh tịnh. Tùy theo sự thanh tịnh của quốc độ mà thuyết Pháp thanh tịnh. Tùy theo sự thuyết pháp thanh tịnh mà trí tuệ thanh tịnh. Tùy theo trí tuệ thanh tịnh mà tâm thanh tịnh. Tùy theo tâm thanh tịnh mà hết thảy công đức đều thanh tịnh.142
_________________________
141 Ckh.: “Hành 行 như vậy thì có danh dự 名譽 như vậy.” Htr.: “Do phát bồ-đề tâm mà có thuần tịnh ý lạc.” VKN: yāvanto boddhisattvasya prayogas tāvanta āśayaḥ, “Bồ-tát gia hành (nỗ lực thực hành) như thế nào thì ý lạc (ý chí hướng thượng) như vậy.”
142 Chuỗi thứ tự, Ckh.: hành – danh dự – sinh thiện xứ – thọ phước – phân đức – hành thiện quyền – Phật quốc tịnh –nhân vật tịnh – tịnh trí – tịnh giáo – thọ thanh tịnh. Htr.: bồ-đề tâm 菩提心 – thuần tịnh ý lạc 純淨意樂 – diệu thiện gia hành 妙善加行 – tăng thượng ý lạc 增上意樂 – chỉ tức 止 息 – phát khởi 發起 – hồi hướng 迴向 – tịch tĩnh 寂靜 –thanh tịnh hữu tình 清淨有情 – nghiêm tịnh Phật độ 嚴淨佛 土 - thanh tịnh pháp giáo 清淨法教 – thanh tịnh diệu phước 清淨妙福 – thanh tịnh diệu huệ 清淨妙慧– thanh tịnh diệu trí 清淨妙智 – thanh tịnh diệu hành 清淨妙行 – thanh tịnh
* Trang 81 *
“Cho nên, Bảo Tích, nếu Bồ-tát muốn làm thanh tịnh quốc độ, hãy làm thanh tịnh tự tâm. Tùy theo tâm tịnh mà Phật độ tịnh”.143
Bấy giờ, nương theo oai thần của Phật, Xá-lợi-phất chợt nghĩ: “Khi tâm của Bồ-tát thanh tịnh thì quốc độ Phật thanh tịnh. Vậy tâm của đức Thế tôn nguyên lai khi còn là Bồ-tát há không thanh tịnh hay sao mà quốc độ Phật này chẳng hề thanh tịnh?”
Phật biết ý nghĩ ấy, nói với Xá-lợi-phất:
“Ý ngươi nghĩ sao, mặt trời, mặt trăng há không tịnh chăng khi người mù chẳng thấy chúng?”
Xá-lợi-phất đáp:
“Bạch Thế tôn, đó là tại lỗi của người mù chứ không phải tại mặt trời mặt trăng”.
Phật nói:
“Này Xá-lợi-phất, do bởi tội của chúng sinh nên không thấy vẻ trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ Phật; đó không phải do lỗi của Như Lai. Xá-lợi-
____________________
tự tâm 清淨自心 – thanh tịnh diệu công đức 清淨諸妙功德. VKN: prayoga (gia hành) – āśaya (ý lạc) – adhyāśaya (tăng thượng ý lạc) – nidhyapti (thiện quán sát) – pratipatta (hành) – pariṇāmana (hồi hướng) – upāya (phương tiện – kṣetrapariśuddhi (quốc độ tịnh).
143 VKN: yādṛśī bodhisattvasya cittapariśuddhiḥ, tādṛśī buddha-kṣetrapariśuddhiḥ sambhavati.
* Trang 82 *
phất, cõi đất này của Ta thanh tịnh nhưng ngươi không nhận thấy đó thôi”. Khi ấy, Phạm thiên Loa Kế144 nói với Xá-lợi-phất:
“Chớ nghĩ rằng quốc độ này không thanh tịnh. Vì sao? Vì tôi thấy quốc độ Phật Thích-ca thanh tịnh, chẳng khác gì cung điện của trời Tự Tại.”145
Xá-lợi-phất bảo:
“Tôi thấy cõi này nào là gò nỗng, hầm hố, chông gai, đất đá, núi non, toàn là dơ bẩn”.
Phạm thiên bảo:
“Là vì tâm của Nhân giả có thấp có cao, chưa y theo tuệ của Phật, nên thấy cõi đất này bất tịnh. Xá-lợi-phất, vì Bồ-tát bình đẳng với hết thảy chúng sinh, thâm tâm thanh tịnh, nương theo trí tuệ của Phật, nên có thể nhìn thấy cõi Phật này thanh tịnh”.146
_____________________
144 Loa Kế Phạm vương 螺髻梵王; Ckh.: Biên Phát Phạm chí 編髮梵志. Htr.: Trì Kế Phạm vương持髻梵王. VKN:Jāṭī brahmā.
145 Ckh.: Thanh Minh thiên cung 清明天宮. Tự Tại thiên cung自在天宮; Htr.: Tha Hóa Tự Tại thiên cung 他化自在 天宮. VKN: Vaśavarttināṃ devānāṃ bhavanavyūhāḥ.
146 VNK: ye punas te bhadanta śāriputra bodhisattvāḥ sarvasamacittāḥ pariśuddhabuddhajñānāśayās ta imaṃ buddha-kṣetraṃ pariśuddhaṃ paśyanti, thưa Đại đức Xá-lợi-phất, những Bồ-tát có tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh, có ý chí hướng thượng nói Phật trí thanh tịnh,
* Trang 83 *
Bấy giờ, Phật ấn ngón chân của Ngài xuống đất. Thế giới ba nghìn đại thiên bỗng hóa rực rỡ với muôn vàn châu báu quí hiếm, trang nghiêm như cõi tịnh độ của Phật Bảo Trang Nghiêm,147 được trang hoàng bằng vô lượng công đức mà hội chúng ca ngợi là chưa từng thấy. Hơn nữa, mọi người đều thấy mình được ngồi trên một tòa sen lộng lẫy.
Phật nói với Xá-lợi-phất:
“Ông hãy quán sát vẻ thuần tịnh trang nghiêm của quốc độ Phật này”.
Xá-lợi-phất thưa:
“Vâng, bạch Thế tôn, đây là những gì con chưa từng thấy và nghe. Nay sự trang nghiêm thanh tịnh
của quốc độ thảy đều hiện rõ”.
Bấy giờ Phật bảo Xá-lợi-phất:
“Cõi Phật này của Ta thường thanh tịnh như vậy.
Nhưng hiển hiện vô lượng các thứ xấu xa uế tạp là để dẫn dắt những người căn trí thấp kém. Cũng giống chư thiên cùng ăn chung một bát bằng báu, tùy theo công đức của người ăn mà màu sắc thức ăn khác nhau.148
Cho nên, Xá-lợi-phất, người có
____________________
các Bồ-tát ấy thấy quốc độ Phật thanh tịnh.
147 Ckh.: Chúng Bảo La Liệt Tịnh Hảo Như Lai 眾寶羅列 淨好如來. Htr.: Công Đức Bảo Trang Nghiêm Phật 功德寶 莊嚴佛. VKN: Ratnavyūha-tathāgata.
148 Cf. Trường A-hàm 20 (T1n1, tr. 134a11): chư thiên trên
* Trang 84 *
tâm thanh tịnh sẽ thấy đất này được trang hoàng bằng các công đức”.
Khi Phật hiển hiện toàn vẻ trang nghiêm thanh tịnh của quốc độ này, năm trăm người con của các trưởng giả cùng đi với Bảo Tích chứng vô sinh pháp nhẫn,149 và tám mươi bốn ngàn người 150 phát tâm cầu vô thượng chính đẳng chính giác.
Phật thâu lại thần túc, tức thì thế giới trở về hiện trạng cũ. Ba mươi hai ngàn chư thiên và người từng mong cầu quả vị Thanh-văn, nhận biết các pháp hữu vi thảy đều vô thường,151 dứt lìa những cáu bẩn trần lao, được sự minh tịnh của con mắt pháp. Tám ngàn tỳ kheo không còn chấp thủ152 các pháp, dứt sạch các lậu, được ý giải thoát. 153
_________________
Đao-lợi, với vị có phước nhiều, cơm màu trắng. Vị có phước vừa, cơm màu xanh. Vị ít phước, cơm màu đỏ.
149 Lth. & Htr. đồng: vô sinh pháp nhẫn 無生法忍 (anutpattika-dharma-kṣānti). Ckh.: nhu thuận pháp nhẫn 柔 順法忍. VKN: ānulimikī-kṣānti (nhu thuận nhẫn).
150 Htr.: 84.000 loại hữu tình.
151 VKN: anityā vateme sarvasaṃskārā, “Ôi, hết thảy tạo vật này là vô thường!”
152 Bất thọ chư pháp 不受諸法. CDM.: đạo không dính mắc, đối với pháp, không thọ, không nhiễm. VCS.: không chấp thủ ngã và ngã sở, vì không còn tiếp thọ quả của sinh tử. Xem cht. 150 dưới.
153 Ckh. = Lth.: lậu tận ý giải 漏盡意解. Htr.: vĩnh viễn dứt sạch các lậu, tâm hoàn toàn được giải thoát 永離諸漏心善
* Trang 85 *
___________________
解脫. VKN: anupādāyāsravebhyaś cittāni vimuktāni, tâm giải thoát dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ.
* Trang 86 *